| Hotline: 0983.970.780

Cây mắc ca đủ sức lớn mạnh trên đất Nghệ An

Chủ Nhật 02/07/2023 , 13:44 (GMT+7)

Tưởng như cây mắc ca sẽ không thể trụ vững nơi vùng đất nắng gió khắc nghiệt ở miền Tây xứ Nghệ, tuy nhiên tình hình đã đổi chiều chóng vánh.

Ông Dương Tiến Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bảo Ngọc  phấn khởi khi vườn ươm giống mắc ca phát triển tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ảnh: HQ.

Ông Dương Tiến Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bảo Ngọc  phấn khởi khi vườn ươm giống mắc ca phát triển tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ảnh: HQ.

Năm 2003 thực hiện theo sự chỉ đạo của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, một số lâm trường ở miền Tây Nghệ An đã đưa cây mắc ca vào ươm trồng thử nghiệm.

Tín hiệu bước đầy rất tích cực, cây mắc ca thích ứng khá nhanh, phát triển rất tốt. Tuy nhiên do thị trường lúc bấy giờ chưa chấp nhận, số đông chưa hiểu hết giá trị của loại cây tiền tỷ, nông dân thường xuyên bị tư thương ép giá dẫn đến tư tưởng buông xuôi, dần dà bỏ hoang không đoái hoài. Nhiều vùng, người dân chủ động chặt hạ để thay thế bằng các loại cây trồng khác.

Ở chiều ngược lại, nhiều hộ ở các huyện Con Cuông, Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa vẫn kiên định niềm tin, họ thường xuyên cắt tán, tạo cành, chăm bẵm để chờ ngày hái quả ngọt.

Từ nguồn giống của Công ty Bảo Ngọc, Hội Nông dân đã phối hợp với Bộ đội biên phòng Nghệ An trồng mô hình mắc ca để phát triển kinh tế. Ảnh: HQ.

Từ nguồn giống của Công ty Bảo Ngọc, Hội Nông dân đã phối hợp với Bộ đội biên phòng Nghệ An trồng mô hình mắc ca để phát triển kinh tế. Ảnh: HQ.

Năm 2017 Hiệp Hội mắc ca Việt Nam đã cử nhiều đoàn cán bộ chuyên ngành đến miền Tây Nghệ An điều tra, khảo sát sự phát triển của cây mắc ca. Liên tiếp các năm sau đó, nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành đã có những đánh giá, nhìn nhận sắc đáng về cơ hội của cây trồng tiền tỷ trên mảnh đất này.

Nhận thấy Nghệ An hội tụ đủ điều kiện để phát triển cây mắc ca, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã có nhiều hình thức hỗ trợ, vận động Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bảo Ngọc (trụ sở đóng tại thị xã Thái Hòa) xây dựng vườn ươm cây giống để phục vụ nông dân.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cùng lãnh đạo Ngân hàng Liên Việt Chi nhánh tỉnh Nghệ An và Chủ tịch Chi Hội Mắc ca Nghệ An đánh giá cây mắc ca trên đất Nghệ An phát triển rất tốt. Ảnh: HQ.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cùng lãnh đạo Ngân hàng Liên Việt Chi nhánh tỉnh Nghệ An và Chủ tịch Chi Hội Mắc ca Nghệ An đánh giá cây mắc ca trên đất Nghệ An phát triển rất tốt. Ảnh: HQ.

Năm 2020 cơ sở sản xuất cây giống mắc ca của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bảo Ngọc chính thức đi vào hoạt động. Đây là cơ sở sản xuất giống  mắc ca duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, do Hiệp Hội mắc ca Việt Nam quản lý.

Vườn ươm rộng 2,5 ha, sản xuất từng bước đúng theo quy chuẩn. Hom ghép mắc ca được lấy từ cây đầu dòng của Him Lam Mắc ca (Lâm Đồng) và Trung tâm Thực nghiệm & Chuyển giao Giống cây rừng (thuộc Viện Nghiên cứu Giống & Công nghệ sinh học lâm nghiệp Việt Nam.) Những cây mắc ca đầu dòng này đã được Bộ NN-PTNT công nhận và cấp phép sản sản xuất.

Với đội ngũ cán bộ kỹ sư chuyên sâu và lớp công nhân lành nghề, hàng năm Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bảo Ngọc đã sản xuất và cung ứng ra thị trường được 40.000 bầu giống mắc ca. Từ năm 2021 đến nay, Nghệ An đã trồng được hơn 300 ha, dẫn đầu là huyện Qùy Hợp 70 ha, kế đó là Nghĩa Đàn 50 ha, Quỳnh Lưu 30 ha…

Qua kiểm tra, theo dõi, thấy rằng các hộ lấy giống mắc ca của công ty, đồng thời áp dụng chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật thì cây phát triển rất tốt.

Nhà máy chế biến mắc ca của Công ty Bảo Ngọc được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Ảnh: HQ.

Nhà máy chế biến mắc ca của Công ty Bảo Ngọc được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Ảnh: HQ.

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bảo Ngọc cam kết, tất cả các nông hộ khi nhập giống mắc ca được hỗ trợ 50% phân bón hữu cơ vi sinh do công ty sản xuất, được miễn cước phí vận chuyển đến nơi trồng. Sau 5 năm trồng mà cây không có quả thì công ty sẽ bồi thường gấp 12 lần kinh phí đã bỏ ra mua giống. Công ty sẽ thu mua hết sản phẩm trong vòng 10 năm kể từ khi cây bắt đầu có quả, giá bằng 85% giá của nước Úc thu mua tại thời điểm.

Hiện Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bảo Ngọc đã đầu tư, xây dựng Nhà máy chế biến sản phẩm mắc ca tại huyện Nghĩa Đàn với hệ thống dây chuyền hiện đại, đảm bảo công suất chế biến 1,4 tấn quả tươi/giờ. Dự kiến đến tháng 9/2023 chính thức đi vào hoạt động, khi đó sẽ bao tiêu hết sản phẩm mắc ca trong tỉnh và các vùng phụ cận.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía quay quắt trong nắng nóng như thiêu đốt

GIA LAI Trong cái nắng nóng như thiêu đốt, vùng mía nguyên liệu trồng mới lẫn mía tái sinh của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) đang quay quắt trong ‘chảo lửa’…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.