| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc cà phê đầu mùa mưa

Thứ Năm 18/06/2020 , 06:01 (GMT+7)

Tây Nguyên vừa trải qua một thời kỳ nắng hạn kéo dài, nhiều vùng không có đủ lượng nước tưới, cây cà phê bị khô lá, rụng quả.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho các loại cây trồng, đặc biệt là cà phê đầu mùa mưa. 

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho các loại cây trồng, đặc biệt là cà phê đầu mùa mưa. 

Một số vùng thiếu nước như Đức Cơ (Gia Lai) có nhiều diện tích cà phê bị rụng lá, khô cành và nguy cơ bị chết, gây ảnh hưởng đến sản xuất và tính bền vững của ngành hàng cà phê.

Hiện tại mùa mưa bắt đầu đến vùng Tây Nguyên, khởi đầu cho mùa chăm sóc cà phê mới có nhiều tính khác biệt so với các năm trước đây.

Vì vậy, để chăm sóc vườn cà phê vào giai đoạn đầu mùa mưa hiệu quả, bà con nông dân cần quan tâm một số vấn đề kỹ thuật như dưới đây:

1. Vấn đề quản lý dinh dưỡng

Đầu mùa mưa là thời kỳ cây cà phê cần nhiều dinh dưỡng đạm và lân để đảm bảo cho cây hồi phục sinh trưởng nhanh sau một thời gian dài của mùa khô và nuôi quả, hạn chế rụng quả non.

Vì vậy bổ sung đầy đủ lượng phân bón theo nhu cầu sinh lý của cây sẽ giúp cho vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận, cho năng suất cao, ổn định.

Sử dụng các dòng sản phẩm chuyên dùng cho cà phê với đầy đủ các chất đa, trung, vi lượng có tỷ lệ đạm và lân cao như Đầu Trâu Tăng Trưởng với lượng bón từ 600-800 kg/ha. Thông thường sau mùa khô, đặc biệt là mùa khô năm 2020 có thời gian dài hơn, mức độ khô hạn khốc liệt hơn nên bộ rễ cây cà phê cũng bị ảnh hưởng.

Vì vậy tốt nhất nên chia làm 2 lần bón; lần 1 cách lần 2 khoảng 15 - 20 ngày để giúp cây sử dụng chất dinh dưỡng trong phân hiệu quả hơn, giảm lượng phân thất thoát và tốc độ hồi phục sinh trưởng của cây sẽ nhanh hơn.

Cần lưu ý bón phân khi đất đủ ẩm, không bón đón mưa. Bón rải đều theo tán, cách gốc từ 60 – 80 cm tùy theo đường kính tán, sau đó xăm xới trộn đất với phân để hạn chế thất thoát và giúp phân tan từ từ cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách tốt nhất.

Đối với các vườn cà phê bị rụng lá, rụng quả; năng suất dự kiến giảm thì lượng phân bón có thể giảm so với vườn cà phê bình thường và cũng nên chia làm 2 lần bón trong giai đoạn đầu mùa mưa.

Có thể dùng sản phẩm Đầu Trâu tốt đất Tây Nguyên với lượng từ 500 – 600 kg/ha vào đầu mùa mưa để cải thiện độ chua của đất và cung cấp trung, vi lượng cho cây cà phê.

Sử dụng phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng từ 1,5 – 2 kg/cây cũng được khuyến cáo để giúp cải thiện độ tơi xốp, khả năng giữ dinh dưỡng, giữ nước, do vậy làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón đối với cây cà phê.

Nếu dùng phân đơn, khuyến cáo sử dụng phân đạm vàng Agrotain với lượng bón từ 100 - 150 kg/ha; lân Avail với lượng bón 500 – 600 kg/ha và kali clo rua với lượng bón từ 80 - 120 kg/ha cho cà phê giai đoạn đầu mùa mưa.

Giai đoạn này, có thể sử dụng phân bón lá chuyên dùng cho cà phê để phun nhằm bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, kịp thời cho cây, giúp cây sinh trưởng tốt và hạn chế rụng quả.

2. Vấn đề tỉa cành, vặt chồi vượt

Sau khi bón phân, sinh trưởng của cây cà phê hồi phục rất nhanh được thể hiện bằng các hiện tượng sau:

-Lá chuyển sang màu xanh, xanh đậm, kích cỡ lá to hơn, tốc độ ra lá nhanh hơn.

-Cành thứ cấp phát triển mạnh.

-Chồi vượt phát triển rất nhanh.

Vì vậy bà con cần lưu ý khâu cắt tỉa cành phù hợp, đặc biệt là cắt tỉa bớt các cành thứ cấp mọc xuyên vào các vị trí trong thân chính; tỉa bớt cành thứ cấp ở những mắt ra nhiều cành để đảm bảo dinh dưỡng cho cây sinh trưởng tốt hơn nhằm hạn chế tỷ lệ rụng quả.

Thường xuyên vặt chồi vượt (1 tháng 1 lần) để đảm bảo cho cây cà phê sinh trưởng tốt, không bị cạnh tranh dinh dưỡng và do vậy hiện tượng rụng quả sẽ giảm.

3. Tái cấu trúc lại bộ tán mới

Do đặc thù khí hậu thời tiết năm 2020, nhiều diện tích cà phê bị hạn, thiếu nước dẫn đến rụng lá, khô và rụng cành. Vì vậy trong giai đoạn đầu mùa mưa bà con cần phải tiến hành các biện pháp kỹ thuật định lại bộ tán mới. Có 2 trường hợp cơ bản xảy ra trong thực tế hiện nay:

(i) Trường hợp bị hạn nặng, toàn bộ cành lá bị rụng và cây cà phê chưa bị khô chết thì tiến hành cưa đốn để tái tạo bộ tán mới. Sau khi cưa, cố định từ 2 – 3 xung  quanh thân và tiến hành chăm sóc như bình thường.

(ii) Trường hợp vườn cà phê bị rụng lá, rụng quả và bị khuyết tán thì tùy vị trí khuyết tán, bà con nuôi chồi vượt để thay thế vị trí khuyết nhằm tái tạo lại bộ tán cà phê mới, cân đối để đảm bảo cho năng suất cao ở vụ sau.

4. Quản lý cây che bóng

Cần lưu ý rong tỉa cây che bóng đảm bảo ánh sáng chiếu xuống vườn cà phê từ 60 – 70%, giúp vườn thông thoáng, từ đó hạn chế được sự phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh.

5. Quản lý sâu bệnh hại

Đầu mùa mưa, sâu bệnh chưa phát sinh, phát triển đến mức gây hại do điều kiện khí hậu, thời tiết chưa phù hợp. Tuy nhiên, cần chú ý một số loại sâu bệnh hại sau:

(i) Các loại rệp chích hút (rệp vảy xanh, vảy nâu….) gây hại cà phê.

Biện pháp quản lý:

- Làm sạch cỏ trong lô, cắt bỏ cành cà phê sát mặt đất.

- Bảo vệ thiên địch, đặc biệt là bảo vệ  các loài bọ rùa.

- Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê nếu phát hiện có rệp, có thể dùng một trong các loại thuốc trong danh mục để phun trừ rệp. Đối với cây bị rệp mức độ nặng nên phun 2 lần cách nhau 7 - 10 ngày. Chú ý chỉ phun thuốc những cây bị rệp và phun khi cần thiết (mật độ rệp cao), không phun thuốc định kỳ, không phun toàn bộ diện tích.

 (ii) Rệp sáp hại rễ cà phê

Biệp pháp quản lý:

Thường xuyên vườn cây, lưu ý các loại cây bị vàng lá; kiểm tra phần cổ rễ của cây cà phê, nếu thấy mật độ rệp cao (trên 100 con/gốc ở vùng cổ rễ sâu 0 - 20 cm) thì tiến hành xử lý thuốc theo khuyến cáo.

Khi bới gốc để xử lý tránh để lâu kiến sẽ mang rệp phát tán đi nơi khác, chú ý chỉ xử lý các cây có rệp.

(iii) Bệnh vàng lá thối rễ do tuyến trùng và nấm gây hại

Biệp pháp quản lý:

- Hạn chế xới xáo trong vườn cây bị bệnh để tránh làm tổn thương bộ rễ.

- Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện kịp thời các cây bị bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Khi phát hiện cây bệnh, tiến hành xử lý cây bệnh và các cây xung quanh vùng bệnh dùng bằng thuốc tuyến trùng kết hợp với thuốc trừ nấm. Tưới 2 lần cách nhau 15 ngày để phòng và cô lập nguồn bệnh. Việc tưới thuốc nên thực hiện khi đất có đủ độ ẩm.

Như vậy trong giai đoạn đầu mùa mưa, trong số các giải pháp quản lý kỹ thuật thì giải pháp quản lý dinh dưỡng có thể được xem là giải pháp then chốt giúp cho cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại, từ đó duy trì được năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần đảm bảo cho sản xuất cà phê bền vững, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay ở vùng Tây Nguyên.

 

Xem thêm
Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?