Câu chuyện tại thủ phủ cây có múi Hòa Bình
Tỉnh Hòa Bình có hai vùng chuyên canh cây có múi: vùng cam, quýt thuộc các huyện Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi và vùng bưởi đỏ ở các huyện Tân Lạc, Yên Thủy và Lương Sơn chiếm hơn 80% diện tích cây có múi toàn tỉnh, riêng vùng cam Cao Phong gần 3.000ha, vùng bưởi đỏ Tân Lạc trên 1.000ha.
Khí hậu ở các vùng chuyên canh cây có múi rất đặc thù, ánh sáng nhiều, nhiệt độ mùa hè cao, trung bình 35 - 36 độ C, có thời kỳ trên 40 độ C, mùa đông khô, lạnh giá rất thích hợp với cây có múi. Bên cạnh đó, điều kiện thổ nhưỡng tcó nhiều ưu điểm như tầng canh tác dày xốp, thoát nước, phù hợp nhu cầu của cây có múi.
Tuy nhiên, thổ nhưỡng tại Hòa Bình cũng bộc lộ nhiều hạn chế: Độ chua của đất cao pH < 4,0 (cây có múi lại yêu cầu pH từ 5,0 - 6,0), đất rất nghèo lân, kali, vôi, magie, cùng các loại chất vi lượng điển hình là Bo và kẽm…
Khảo sát của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu rau quả cho thấy, nguyên nhân dẫn đến đất nghèo màu và chua là do thời gian quá dài, người trồng cây sử dụng phân bón chưa khoa học, chưa cân đối, sử dụng quá nhiều loại phân chua như supe lân, SA, đạm đơn… để bón.
Mặt khác, sự rửa trôi mạnh mẽ liên tục xảy ra vào mùa mưa đã xói mòn dinh dưỡng trong đất gây nên bạc màu, cây trồng đói ăn, thiếu cục bộ sinh trưởng phát triển yếu, năng suất chất lượng giảm sút, người trồng vườn thu lời không cao.
Để giải quyết những hạn chế, từ năm 2.000 Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp cùng nhiều nhà khoa học nghiên cứu sinh thái, đặc tính nông học của đất và cây có múi ở Hòa Bình và sản xuất thành công loại phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây có múi.
Những kết quả khảo nghiệm tại các mô hình cam V2 tại Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc đưa năng suất, chất lượng tăng hơn 2 lần so đối chứng phân đơn đã được nông dân tiếp cận nhanh chóng và lan tỏa tới các địa phương, qua đó cho hiệu quả vượt trội rất nhiều so với sử dụng phân truyền thống tại địa phương.
Tính khác biệt nhất của phân bón đa yếu tố Văn Điển
+ Lân Văn Điển: Lân Văn Điển là loại phân lân đa yếu tố, thành phần dinh dưỡng trong phân lân có: P2O5 = 16%; vôi = 30%; magie (MgO) = 15%; Silic (SiO2) = 24%; Bo (B) = 0,04%; Kẽm (Zn) = 0,04%; sắt (Fe) = 0,02%; Coban (Co) = 0,01%; Đồng (Cu) = 0,01%; Magan (Mn) = 0,02%...
Như vậy, nếu so sánh dinh dưỡng với lân supe, lân Văn Điển vượt trội toàn bộ các loại dinh dưỡng: CaO, MgO, SiO2, B, Zn Fe, Mn, Cu… Bón lân Văn Điển cho cây đương nhiên cung cấp đầy đủ 10 loại chất dinh dưỡng gồm: P2O5, CaO, MgO, SiO2, B, Zn, Fe, Co, Mn, Cu…
+ Đa yếu tố NPK Văn Điển: Từ sản phẩm gốc là lân Văn Điển, được công ty hóa hợp theo tỷ lệ % với đạm urê và kali cho ra sản phẩm phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Sản phẩm chứa 13 yếu tố dinh dưỡng: N, P, K, CaO, MgO, SiO2, S, B, Zn, Fe, Co, Mn, Cu… Bón đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ hoàn toàn đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng mà cây cần, từ đa lượng, trung lượng, vi lượng mà không cần bổ sung bất kỳ loại phân bón khác.
Những sản phẩm phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cây có múi
+ Đa yếu tố NPK 5.10.3: Có thành phần dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 2%; vi lượng có B, Zn, Fe, Co, Mn, Cu… Dòng sản phẩm này chuyên dùng bón lót khi trồng mới và bón thúc thời kỳ sau thu quả.
+ Đa yếu tố NPK 12.8.12: Có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S = 7%; vi lượng có B, Zn, Fe, Co, Mn, Cu… Dòng sản phẩm này dùng chuyên bón ở các giai đoạn đón hoa, sau đậu quả, thúc quả lớn.
+ Đa yếu tố NPK 13.3.10: Có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2%; vi lượng có B, Zn, Fe, Co, Mn, Cu… Dòng sản phẩm này dùng bón thúc ở các thời kỳ đón hoa, sau đậu quả, nuôi quả lớn.
+ Đa yếu tố NPK 12.7.20: Có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 7%; K2O = 20%; CaO = 2%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S = 7%; vi lượng có: B, Zn, Fe, Co, Mn, Cu… Đây là dòng sản phẩm chuyên dùng bón thúc thời kỳ trước thu quả 50 - 60 ngày để tăng độ ngọt cho quả.
Hướng dẫn chăm bón cây ăn quả có múi bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển
Hiện nay hàng vạn nhà vườn trồng cam quýt ở Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi và trồng bưởi đỏ ở Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn đã quen dùng các loại phân bón ĐYT NPK Văn Điển, mang lại hiệu quả kinh tế cao liên tục nhiều năm, tuy nhiên vẫn còn một số nhà vườn chưa được tiếp cận loại phân bón quý này. Sau hơn 10 năm hướng dẫn kỹ thuật sử dụng, từ thực tiễn sản xuất của vùng chuyên canh cam quýt và bưởi đỏ chúng tôi xin giới thiệu cách chăm bón cho cam quýt, bưởi đỏ thời kỳ kinh doanh để bà con áp dụng có hiệu quả ngay trên đồng ruộng.
+ Chăm bón cây cam quýt bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển
Trong niên vụ có 4 đợt bón phân:
* Đợt 1: Bón sau thu quả (bón phục hồi cây): sau thu quả vệ sinh đồng ruộng như làm cỏ bồn, cắt tỉa cành vượt, cành sâu, tạo tán lá thông thoáng. Tiến hành đào rãnh xung quanh tán cây, rãnh rộng 20 – 25cm, sâu là 10 – 15cm, đưa đất đào lên mặt, nhằm cắt đứt rễ tơ già cũ bỏ đi để cây ra lớp mới.
Dùng 10 - 15kg phân hữu cơ hoai mục cộng 2 - 2,5kg lân Văn Điển +1,5 - 2,0kg đa yếu tố NPK Văn Điển 5.10.3/gốc. Trộn đều các loại phân với đất vừa đào lên sau đó gạt xuống rãnh lấp lại, không cần phải tưới nước. Bới nếu tưới ẩm, rễ tơ mọc nhanh, cây sẽ phát lộc sớm sau này ít quả. Đến trung tuần tháng 12 âm lịch bắt đầu tưới để cây phân hóa mầm hoa.
* Đợt 2: Bón phân đón hoa: Quan sát lách lá cành bánh tẻ. Khi thấy nụ chớm nứt là bón phân ngay và nên dùng loại phân đa yếu tố NPK 13.3.10 hoặc dùng đa yếu tố NPK 12.8.12 cũng có thể dùng đa yếu tố NPK 12.5.10, lượng bón tùy theo độ tuổi của cây.
Nếu cây <10 năm tưới lượng bón 0,8 - 1,5kg/gốc, đất tốt bón lượng thấp, đất kém bón lượng cao, lượng quả nhiều bón lượng cao. Nếu cây >10 năm tuổi lượng bón từ 1,0 - 2,0kg/gốc. Rải phân vào rãnh đã bón đợt 1 tiến hành tưới nước ngay.
* Đợt 3: Bón thúc sau đậu quả: Khi thấy quả to bằng ngón chân cái hay to bằng quả trứng gà con so là bón thúc đợt 3 bằng phân đa yếu tố NPK 12.8.12 hoặc dùng đa yếu tố NPK 12.7.20, lượng bón từ 2,0-2,5kg/gốc, rải đều phân trên rãnh đã bón đợt 2, sau đó tưới nước hoặc bón khi đất còn ẩm sau mưa.
* Đợt 4: Bón thúc quả lớn và tăng độ đường ngọt cho quả:
Quan sát độ đồng đều của quả và bộ lá để xác định liều lượng bón đợt 4, thời gian bón trước khi thu quả chừng 50 – 60 ngày, sử dụng loại phân đa yếu tố NPK 12.7.20, lượng bón từ 1,0 - 1,5kg/gốc, rải đều phân dưới tán cây, xa gốc 60 - 70cm, tưới nước cho phân tan cây hấp thụ được ngay hoặc bón sau mưa khi đất còn ẩm.
+ Chăm bón cây bưởi đỏ bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển
Khác biệt cây cam, bưởi có bộ rễ phát triển hơn và nhu cầu dinh dưỡng cũng nhiều hơn cam, bộ lá bưởi thường rậm rạp hơn nên cần được thông thoáng lý do là cây bưởi cần ánh sáng nhiều. Bởi vậy sau thu hoạch quả cần được tạo tán cho thông thoáng, vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ dại, xung quanh bồn, cắt bỏ cành vượt, cành xiên, cành khô, sâu, cành già cỗi. Sau đó tiến hành đào rãnh sâu 15 – 20cm, rộng 25 – 30cm, làm đứt rễ tơ cũ, đưa đất đào từ rãnh lên mặt bồn phơi khô.
+ Bón phân đợt 1: (phục hồi cây): Sử dụng phân hữu cơ hoai mục 15–25kg+2,0-3,0kg lân Văn Điển +0,5kg vôi bột +1,5-2,0kg đa yếu tố NPK 5.10.3/gốc. Tất cả các loại phân được đưa xuống rãnh, gạt đất lấp đầy rãnh trộn đều với hỗn hợp phân.
+ Bón phân đợt 2: (bón đón hoa): Quan sát các nách lá gần đầu cành thấy hiện tượng chuẩn bị nứt nụ thì bón thúc ngay: dùng loại phân ĐYT NPK 13.3.10 hoặc dùng đa yếu tố NPK 12.8.12 lượng bón 2,5 - 3.0kg/gốc, rải đều phân lên mặt rãnh đã bón đợt 1 và tưới ẩm hoặc bón theo mưa.
+ Bón thúc đợt 3: (nuôi quả): Khi thấy quả to bằng nắm tay thì bón thúc đợt 3 bằng phân đa yếu tố NPK 12.8.12 hoặc dùng đa yếu tố NPK 12.7.20. Lượng bón 2,5-3,5kg/gốc. Rải đều phân xung quanh rãnh bón đợt 2 và tưới nước.
+ Bón thúc đợt 4: (tăng độ ngọt cho quả): Trước thu hoạch 60 ngày, dùng 2,0-2,5kg đa yếu tố NPK 12.7.20 hòa loãng nước tưới dưới tán cây xa gốc 60 – 70cm hoặc bón phân trực tiếp sau đó tưới nước. Những vườn bưởi dưới 10 năm tuổi bón lượng thấp, trên 10 năm hoặc cho nhiều quả thì bón mức cao.
Hiệu quả vượt trội của phân bón Văn Điển trên với cây có múi tại Hòa Bình
Điều tra khảo sát 600 nhà vườn trồng cam ở Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi và 400 nhà vườn trồng bưởi đỏ ở Tân Lạc, Yên Thủy và Lương Sơn đều cho nhận xét chung: Các vườn cam, bưởi được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển đúng kỹ thuật, cây trồng khỏe mạnh, lá dày, xanh sáng, vỏ cành, cây nhẵn, ít sâu bệnh, đặc biệt sâu vẽ bùa, độ bền của lá cao, rất ít rụng quả non, năng suất cao ổn dịnh hơn hẳn dùng các loại phân bón khác mặc dù đầu tư thấp hơn.
Điều khác biệt nhất là chất lượng quả, ngọt đậm thơm, vỏ quả thẫm đẹp, bắt mắt, dễ tiêu thụ, giá cao, người trồng thu lời lớn. Những nhà vườn cây trồng đã sau 15 năm tuổi nhưng vẫn cho hiệu quả kinh tế cao.
Điều đáng quý nữa là giảm 1/2 lượng thuốc bảo vệ thực vật và công phun thuốc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và người sản xuất. Đồng thời phân bón Văn Điển luôn luôn bổ sung toàn diện đầy đủ nhất tất cả các yếu tố dinh dưỡng cây trồng cần cho đất trồng, cây no đủ, đất màu mỡ.