| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa ở ĐBSCL

Thứ Sáu 26/06/2020 , 06:35 (GMT+7)

Các loại cây ăn trái ở ĐBSCL đều kết trái và thu hoạch vào đầu mùa mưa (trừ nhóm cây có múi), do đó, chăm sóc vườn đến sau thu hoạch là rất quan trọng.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho cây ăn trái sau thu hoạch.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho cây ăn trái sau thu hoạch.

Hầu hết các loại cây ăn trái ở ĐBSCL đều ra hoa kết trái trong mùa nắng và cho thu hoạch vào đầu mùa mưa (trừ nhóm cây có múi, do thời gian mang trái dài 7-10 tháng nên thu hoạch muộn hơn).

Sau khi thu hoạch nhà vườn cần tiến hành chăm sóc để cây mau phục sức chuẩn bị cho vụ trái tiếp theo.

1. Khai thông mương, rãnh thoát nước: Do đất ở ĐBSCL thấp và có nhiều sét nên rút nước chậm sau những trận mưa hay tưới làm cho việc rửa độc chất trong đất kém hiệu quả.

Do vậy phải làm rãnh và khai thông mương thoát để nước rút được nhanh. Kích thước rãnh theo kích thước líp, nếu líp khoảng 6m thì mương vườn là đường thoát nước chính, chỉ cần làm rãnh ngang (rãnh như xương cá để nước thoát xuống mương), còn líp rộng hơn thì phải làm rãnh thoát nước giữa 2 hàng cây, rãnh có kích thước ngang 30 - 40 cm và sâu 40 - 50 cm.

2. Rửa độc chất tích tụ trong đất: Trong mùa nắng, đất liếp vườn cây ăn trái ở những vùng mặn, phèn các độc chất mao dẫn tích tụ trên tầng mặt cần được rửa bỏ.

Trước tiên cào xới nhẹ lớp đất mặt và bón các loại phân có canxi như phân vôi với liều lượng 300 - 500 kg/ha, tốt nhất là bón 100 - 150 kg/ha Đầu Trâu Mặn Phèn rồi dùng nước ngọt trong sông, rạch hay chờ mưa để rửa mặn vì trong phân Đầu Trâu Mặn Phèn có nhiều canxi để đuổi mặn và lân để hạ phèn.

3. Tỉa cành, nhánh vườn cây: Tỉa cành, nhánh để kích thích cây ra chồi mới tập trung khỏe mạnh, tán cây thông thoáng nhận đầy đủ ánh sáng và gió ít sâu bệnh. Tỉa bỏ những nhánh đã cho trái hoặc không ra hoa năm trước, cắt bỏ cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh và những chồi mọc không đúng vị trí.

Cần tỉa cành kết hợp với sửa tán, cắt ngắn những cành quá dài hay quá cao hoặc tán quá lớn thiếu cân đối.

Tỉa bỏ tối đa không quá 25% số cành, nhánh trong tán. Những vết cắt có đường kính trên 1 - 2cm cần được quét sơn, vôi hoặc thuốc trừ nấm hay dùng băng keo nilon bịt vết cắt sao cho không thấm nước.

Sau mỗi lần cắt phải dọn vệ sinh cành, nhánh đã cắt để hạn chế mầm bệnh phát tán, có thể dùng vôi bột pha nước quét lên thân cây từ mặt đất đến khoảng 1m.

4. Bón phân cho cây sau khi tỉa cành: Bón phân để cây mau phục sức, nuôi cành lá mới chuẩn bị cho vụ tiếp theo. Xới đất thành băng xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, rộng khoảng 50cm và sâu khoảng 10cm.

Nếu líp trồng hai hàng và cây đã giáp tán thì xới một băng dài giữa liếp và băng xương cá giữa 2 cây trên hàng. Bón phân vào những băng đã xới. Phân đa lượng N, P và K bón cho cây giai đoạn này có tỷ lệ N cao như phân Đầu Trâu AT1 với liều lượng 1 - 2,5kg/cây tùy theo loại cây và tình trạng sinh trưởng. Nếu cây sinh trưởng kém có thể bổ sung thêm 0,2 - 0,4kg/cây phân Đạm Hạt Vàng Đầu Trâu 46A+.

5. Bón phân cho cây trước khi ra hoa. Khoảng 1-2 tháng trước khi cây ra hoa tiến hành bón phân để giúp những lá đang phát triển mau trưởng thành, không cho chồi mới mọc ra nữa gây cạnh tranh dinh dưỡng và cũng để kích thích sự phân hóa mầm hoa. Phân N, P và K bón cho cây có tỷ lệ P cao như phân Đầu Trâu AT2 với liều lượng từ 1-2,5 kg/cây tùy theo loại cây và tình trạng sinh trưởng.

6. Bón phân sau đậu trái và trái phát triển. Bón phân ở giai đoạn sau đậu trái là nhằm hạn chế rụng trái non, còn bón phân lúc trái phát triển là để gia tăng kích thước và chất lượng trái, vì đây là giai đoạn trái tích lũy chất dinh dưỡng. Dưỡng chất N, P và K bón cho cây có tỷ lệ K cao vì kali là chất của chất lượng, bón nhiều kali là để tăng cường sự chuyển vận sản phẩm quang hợp từ lá vào trái.

Tùy theo loại cây và tình trạng sinh trưởng có thể bón 1-2,5kg/cây phân Đầu Trâu AT3 sau khi đậu trái và 1-2,5kg/cây phân Đầu Trâu Nuôi Trái lúc trái phát triển. Nếu cây có thời gian mang trái dài có thể bón nhiều lần.

 

Xem thêm
Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?