| Hotline: 0983.970.780

Quản lý nước thông minh cho vườn thanh long thời hạn mặn

Thứ Sáu 05/06/2020 , 08:33 (GMT+7)

Tại nhiều địa phương, nhiều nhà vườn còn rất chủ quan phòng chống hạn mặn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình canh tác cây trồng bền vững nhất là thanh long.

Chương trình khuyến mãi hấp dẫn của Phân bón Đầu Trâu cho khách hàng. Ảnh: Ngọc Vân.

Chương trình khuyến mãi hấp dẫn của Phân bón Đầu Trâu cho khách hàng. Ảnh: Ngọc Vân.

Năm 2020, hạn mặn khắc nghiệt tại ĐBSCL. Mặn tiến sâu vào nội đồng. Những vùng ngọt bị mặn len lỏi, âm thầm lấn tới.

Đầu tháng 5, nắng vẫn còn gay gắt, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Những vườn cây thanh long khô gốc, khát vì hạn.

Ao trữ nước nhà ông Đặng Hữu Mân, một lão nông đã có mấy mươi năm kinh nghiệm lập vườn thanh long ở vùng Tân An, Long An vẫn còn đầy.

Vậy mà, hơn một phần ba diện tích vườn cây đang cho trái ở giai đoạn 20 ngày tuổi, và một số bông vừa trổ xong, lại bị ông cho giải khát nhầm nước mặn. Sự chủ quan, không kiểm tra độ mặn ở kênh trước khi tưới, khiến ông phải chua xót nhận bài học đắng từ biến đổi khí hậu.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, thanh long thuộc nhóm cây ăn trái mẫn cảm với mặn, không thể sinh trưởng được nếu bị tưới nước có độ mặn trên 0,5 phần ngàn. Nếu tưới nước có độ mặn từ 0,7%o trở lên sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, khó có khả năng phục hồi như cũ.

Sự khắt nghiệt của hạn mặn năm 2020, đã khiến nhiều vùng ngọt của ĐBSCL nhiễm mặn. Đây là điều bất ngờ, ngoài dự tính của hầu hết bà con. Phần lớn vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn cũng từ chính sự chủ quan này của nhà vườn. Phần còn lại, là do bà con quá sót ruột, nôn nóng cứu vườn vì nắng hạn quá gay gắt.

Với nhiều nhà vườn trồng thanh long lâu năm như nhà ông Mân, canh tác thanh long bền vững là cái đích mà bà con hướng đến. Bài học từ việc tưới nhầm nước mặn của năm 2020 này sẽ theo họ suốt quãng đường làm nông còn lại của cuộc đời.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An khuyến cáo, giải pháp tốt nhất cho cây trồng nói chung, thanh long nói riêng là trong trường hợp không có nước tưới là, bà con chỉ nên vặt bỏ trái để dành dinh dưỡng cho cây chứ nhất định không được tưới nước mặn. Những vườn cây đã lỡ tưới nhầm nước mặn, bà con nên khắc phục bằng cách:

- Rửa mặn phèn tích tụ trong đất:

+ Xới nhẹ mô đất trồng.

+ Nếu lượng nước ngọt ít: Dùng nước ngọt tưới phun rửa phèn, mặn cho vườn với tia nước nhỏ. Tưới liên tục khoảng 5-7 ngày, lượng nước đủ lớn để rửa được phèn, mặn ra khỏi đất.

- Bón vôi: Lượng vôi khoảng 300-500kg/ha.

- Bón Đầu Trâu mặn phèn:  Lượng bón 60-160kg/ha, tùy thuộc mặn nhiều hay ít

- Cần kết hợp các biện pháp kỹ thuật như che phủ gốc, hạn chế nắng gió, sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây chịu mặn và giải phóng mặn tốt hơn, có thể sử dụng các loại phân bón lá giàu kali, giàu canxi.

Ngoài ra, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, hạn mặn càng khốc liệt, áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho cây trồng, trong đó có cây thanh long là rất cần thiết.

Cách tưới này không chỉ giúp tránh lãng phí nước, tiết kiệm công tưới, công bón phân,… mà còn giúp cây được tưới đúng, tưới đủ lượng nước và lượng dinh dưỡng trong từng giai đoạn như dưỡng dây, nuôi trái… Từ đó, cây thanh long phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định.

Theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, cách canh tác cây ăn trái của bà con ở những vùng phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời như khu vực thuộc vùng biển Tây (huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, hay huyện An Biên, An Minh, tỉnh Kiên Giang) trở thành bài học quí mà nhà vườn ĐBSCL cần học hỏi để ứng phó với hạn mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Bà con nên chủ động trữ nước để sử dụng trong mùa khô. Nếu không đủ nước tưới, tuyệt đối không làm trái. Việc tưới nước cho vườn thanh long nói riêng và cây trồng nói chung, với nguồn nước lấy từ kênh rạch, cần phải thử độ mặn trước khi tưới để đảm bảo chất lượng nguồn nước.

 

Xem thêm
Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Các mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi cần được hưởng mức thuế chung 1%

Cục Chăn nuôi vừa có công văn gửi Tổng cục Hải quan, đề xuất, kiến nghị áp dụng thuế suất chung 1% với mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.

Bình luận mới nhất