| Hotline: 0983.970.780

Chấn chỉnh 'tận gốc' nguyên nhân dẫn đến tàu vỏ thép 67 bị hư hỏng

Thứ Sáu 09/06/2017 , 14:21 (GMT+7)

Sáng ngày 9/6, tại Bình Định, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có đại diện Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước VN và các Ngân hàng thương mại, các cơ sở đóng tàu, chính quyền địa phương 28 tỉnh thành có biển trên cả nước và một số ngư dân là chủ tàu vỏ thép đóng theo NĐ 67.
 

Những mảng sáng

Theo QĐ 3602/QĐ-BNN-TCTS (ngày 19/8/2014) của Bộ NN-PTNT, tổng số tàu cá đóng mới được phân bổ cho các địa phương là 2.284 chiếc; trong đó có 2.079 chiếc tàu khai thác, 205 chiếc tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác xa bờ.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), tính đến nay các tỉnh đã phê duyệt 1.948 chiếc tàu đủ điều kiện vay vốn. Trong đó có 1.510 chiếc tàu cá đóng mới, nâng cấp 438 chiếc. Theo đó, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng đối với 945 chủ tàu với số tiền cam kết cho vay là 9.274 tỷ đồng, đã giải ngân 8.245 tỷ đồng, trong đó có 375 tàu vỏ thép và vật liệu mới.

Tính đến 31/5/2017, tổng số ràu cá đã và đang đóng mới theo NĐ 67 là 671 chiếc, trong đó có 627 chiếc tàu khai thác và 44 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, gồm: 297 tàu vỏ thép, 352 tàu vỏ gỗ và 22 tàu composite. Cũng trong thời gian này trên địa bàn cả nước đã có 105 tàu cá được nâng cấp máy, trang thiết bị, ngư cụ.

Theo báo cáo của các địa phương, trong tổng số 771 tàu cá được đóng mới, nâng cấp đã đi vào hoạt động đa số hoạt động hiệu quả đạt năng suất cao, phát huy được vốn đầu tư. Đặc biệt có nhiều tàu đã trả được vốn vay cho ngân hàng theo hợp đồng tín dụng, tính đến 31/5/2017 đã trả được gần 100 tỷ đồng.

Điểm sáng tàu 67 hoạt động hiệu quả có thể kể đến Tổ hợp tác Khai thác thủy sản Hoàng Nam, chuyên hành nghề lưới rê ở tỉnh Nam Định. Đây là các tổ hợp tác hoạt động hiệu quả cao, doanh thu đạt khoảng 3,5 tỷ đồng/năm, lãi trên 1 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân của thuyền viên đạt trên 8 triệu đồng/người/tháng. Hoặc tàu cá NĐ 95668 TS của ngư dân Nguyễn Đức Báu ở xã Nghĩa Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) mỗi chuyến biển thu lãi từ 250-300 triệu đồng, thu nhập của thuyền viên từ 10-15 triệu/người/chuyến biển (từ 15 đến 20 ngày).

Ngư dân Vũ Văn Kiên, Tổ trưởng Tổ hợp tác khai thác hải sản Hoàng Nam gồm 6 tàu vỏ gỗ và 3 tàu vỏ thép, là ngư dân đóng tàu vỏ thép đầu tiên ở tỉnh Nam Định: “Nếu không có NĐ 67 của Chính phủ không bao giờ ngư dân chúng tôi dám mơ có ngày mình được sở hữu 1 chiếc tàu cá vỏ thép vững chải để làm ăn. Tôi đã có thâm niên 18 năm hành nghề lưới rê, tôi khẳng định tàu vỏ thép cho phép mình kéo dài thời gian đánh bắt trên biển, tiết kiệm được nhiên liệu; đặc biệt đi đánh bắt bằng tàu vỏ thép rất yên tâm, những con tàu vỏ thép của tôi có lúc đã phải chịu đựng bão cấp 12 giật cấp 13 trên biển nhưng không vấn đề gì. Yên gió là lại hoạt động có cá ngay. Làm nghề lưới rê bằng tàu vỏ thép đạt hiệu quả rất cao, trong tháng 4/2017 vừa qua 1 tàu vỏ thép của tôi đạt doanh thu đến 2 tỷ đồng/1 chuyến biển, 1 tháng đi được đến 4 chuyến biển”.

Còn ở Bình Định, trong số 44 tàu đã hoạt động có 24 chiếc hoạt động hiệu quả, trung bình lãi từ 60-80 triệu đồng/tàu/chuyến biển. So với các tàu gỗ cùng công suất thì hiệu quả của các tàu vỏ thép cao hơn từ 15-20% mỗi chuyến biển, cá biệt có tàu lãi 500-700 triệu đồng/chuyến biển.

Ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có tàu cá BV 96979 TS hành nghề lưới rê của ngư dân Vũ Văn Sơn ở TP Vũng Tàu hoạt động hiệu quả cao. Từ khi nhận tàu đến nay tàu của ông Sơn đã đi được 15 chuyến biển, sau khi trừ hết cho phí, mỗi chuyến biển chủ tàu lãi được 300 triệu đồng, chuyến biển lãi nhiều nhất 850 triệu đồng, thu nhập của thuyền viên bình quân đạt 15 triệu đồng/người/chuyến.
 

Vài góc tối cần khắc phục

Bên cạnh những mảng sáng như đã kể trên, tại hội nghị Tổng cục Thủy sản cũng đã nhắc đến vài góc tối trong việc đóng mới, nâng cấp tàu cá theo NĐ 67. Theo đó, sau khi đi vào hoạt động, một số tàu cá đã có hiện tượng vỏ tàu bị gỉ sét nghiêm trọng ở mặt boong, thân tàu, cabin và 1 số tàu bị hỏng 1 số bộ phận trên máy chính, máy phát điện.

Theo báo cáo của tỉnh Bình Định, tại tỉnh này hiện đang có 18 tàu cá vỏ thép do 2 đơn vị đóng tàu là Cty TNHH Đại Nguyên Dương và Cty TNHH MTV Nam Triệu thực hiện. Đối với 5 tàu cá vỏ thép đóng tại Cty TNHH Đại Nguyên Dương có tình trạng lớp sơn ở vỏ tàu bị bong tróc; làm cho vỏ tàu, mặt boong, cabin, phần van ống bị gỉ sét, hầm bảo quản thoát nước kém, bị thay đổi thiết kế. Trong số 12 con tàu cá do Cty TNHH MTV Nam Triệu đóng có một số tàu bị gỉ sét phần thân, vỏ tàu, hà bám nhiều. Trong đó có 4 tàu bị hư hỏng một số bộ phận của máy chính và máy phát điện, hầm bảo quản bị tiêu đá nhiều.

Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, đây là sự cố đáng tiếc đã làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện NĐ 67 của Chính phủ. Thứ trưởng thay mặt Bộ NN-PTNT biểu dương Bình Định đã kịp thời tổ chức đối thoại giữa các có sở đóng tàu và ngư dân, cũng như đã tích cực khắc phục bước đầu. Đặc biệt Bình Định đã khẩn trương thành lập tổ kiểm định độc lập để tiến hành kiểm định những tàu vỏ thép 67 trên địa bàn nhằm tìm ra nguyên nhân và trách nhiệm các bên liên quan. Bộ NN-PTNT cũng đã chỉ đạo các địa phương, đồng thời cử đoàn công tác vào Bình Định để thị sát những tàu vỏ thép hư hỏng, đồng thời cử đoàn công tác đến làm việc với các cơ sở đóng tàu để nắm tình hình. “Sau hội nghị này Bộ NN-PTNT sẽ có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về thực trạng những tàu cá vỏ thép đóng theo NĐ 67 bị hư hỏng tại Bình Định để Chính phủ có hướng chỉ đạo xử lý kịp thời”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám, nói.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, hội nghị này đã làm “vỡ vạc” nhiều vấn đề, nhất là đã nêu rõ nhiều tàu cá đóng theo NĐ 67 đã phát huy tác dụng, bên cạnh đó cũng đã làm rõ những tồn tại trong sự cố những tàu vỏ thép hư hỏng tại Bình Định. “Đây là bài học quý giá chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận và phải tích cực khắc phục để NĐ 67 đạt được những hiệu quả như Chính phủ mong muốn”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám, chia sẻ.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm chấn chỉnh “tận gốc” những nguyên nhân dẫn đến sự cố những tàu cá vỏ thép đóng mới theo NĐ 67 bị hư hỏng tại Bình Định.

“Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ sát cánh cùng UBND tỉnh Bình Định trong việc xử lý những tàu vỏ thép hư hỏng. Trước mắt, Bộ NN-PTNT nhất trí với đề nghị của Bình Định là tạm đình chỉ nhận thêm hợp đồng đóng mới tàu vỏ thép đối với Cty TNHH Đại Nguyên Dương và Cty TNHH MTV Nam Triệu. Hai đơn vị đóng tàu nói trên phải có trách nhiệm khắc phục những hư hỏng. Về những tàu bị gỉ sét vỏ thép, Bộ NN-PTNT đồng ý phương án thay mới vật liệu theo hợp đồng đã ký; những tàu bị sự cố về máy đề nghị đơn vị cung cấp máy thay máy mới chính hãng, đồng bộ cho ngư dân cùng các lỗi khác liên quan. Sau hội nghị này, Bộ NN-PTNT sẽ chấn chính công tác đăng kiểm; chấn chỉnh cả về văn bản lẫn nhiệm vụ thực thi; hoàn thiện báo cáo trước 20/6 để trước 30/6 báo cáo với Chính phủ”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.

 

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất