| Hotline: 0983.970.780

Châu Á sắp thiếu chuối

Thứ Năm 16/04/2020 , 10:08 (GMT+7)

Những lệnh phong tỏa kéo dài bởi đại dịch Covid-19 tại nhiều quốc gia sản xuất lớn đang có nguy cơ gây ra sốt giá trái cây do thị trường bị đứt gãy nguồn cung.

Chuối tiêu bày bán ở chợ Thái Lan. Ảnh: Bloomberg

Chuối tiêu bày bán ở chợ Thái Lan. Ảnh: Bloomberg

Hiệp hội Những người trồng và xuất khẩu chuối Philippines, nhà sản xuất và xuất khẩu chuối lớn thứ hai thế giới dự báo lượng giao dịch chuối toàn cầu trong năm nay có thể giảm gần 40% do các giới hạn vận chuyển vì dịch bệnh.

Stephen Antig, giám đốc điều hành hiệp hội cho biết, lượng xuất khẩu trái cây của Philippines dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn khoảng 2,5 triệu tấn trong năm nay so với mức 4 triệu tấn của năm ngoái. Hiện nhiều ông lớn trong ngành như Unifrutti Tropical Philippines cũng đã phải tạm dừng một số hoạt động vì coronavirus.

“Chuối phải được thu hoạch hằng ngày nếu không kiểm tra thu hái thì sẽ phải đổ bỏ hàng loạt”, ông Alberto Bacani, chủ tịch của Unifrutti cho biết.

Tình nguyện viên Myanmar đưa chuối đi tiêu thụ tại các trung tâm kiểm dịch cộng đồng thời đại dịch coronavirus. Ảnh: EPA

Tình nguyện viên Myanmar đưa chuối đi tiêu thụ tại các trung tâm kiểm dịch cộng đồng thời đại dịch coronavirus. Ảnh: EPA

Năm 2019, mặt hàng chuối của Philippines chiếm khoảng 20% ​​nhu cầu thế giới và chiếm tới 90% tổng lượng xuất khẩu ở châu Á, với hai thị trường chính là Trung Quốc và Nhật Bản.

Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines William Dar hôm 15/4 đã kêu gọi chính quyền các địa phương, đặc biệt là tỉnh có ngành công nghiệp trồng chuối phát triển Bukidnon cho phép nông dân và người lao động của các cơ sở chế biến được làm việc để tránh rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung và đầu cơ tăng giá.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp quốc (FAO), Ecuador hiện là nước xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới kế đến là Philippines.

Tuy nhiên hiện quốc gia Đông Nam Á đang trong giai đoạn bị phong tỏa, từ giữa tháng Ba kéo dài đến ít nhất là cuối tháng Tư để đối phó dịch bệnh Covid-19. Trong đó, các tỉnh ở miền nam nổi tiếng với những đồn điền chuối cũng bị giới hạn bằng các biện pháp kiểm dịch dẫn đến hoạt động xuất khẩu loại trái cây chủ lực này tiếp tục bị ảnh hưởng vì thiếu nhân công.

Theo ông Bacani, lượng chuối xuất đi Nhật Bản vẫn đang bị ảnh hưởng tiến độ do nhiều đồn điền là bạn hàng quen thuộc trước đây đang phải chịu lệnh phong tỏa gắt gao. Đặc biệt là trong hai tuần sắp tới, lượng chuối của nước này xuất đi Nhật Bản sẽ còn bị giảm mạnh và tạo cơ hội cho đối thủ Nam Mỹ Ecuador lấp đầy khoảng trống.

Nông dân vận chuyển chuối đi tiêu thụ ở Sri Lanka. Ảnh: AFP

Nông dân vận chuyển chuối đi tiêu thụ ở Sri Lanka. Ảnh: AFP

Bà Yuko Yamada, phát ngôn viên của Hiệp hội Các nhà nhập khẩu chuối Nhật Bản cho biết, nước này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ Philippines nhưng không hề nhận được bất kỳ thông báo nào từ phía các nhà xuất khẩu Philippines.

Trong khi đó, Meng Wei- quan chức của Hiệp hội Tiếp thị Trái cây Trung Quốc cũng cho biết cơ quan này cũng không nhận được thông báo thay đổi nào từ các nhà xuất khẩu chuối của Philippines và chứng kiến lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Myanmar đã tăng lên.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm