| Hotline: 0983.970.780

Chế phẩm sinh học giải quyết nhiều vấn đề nan giải

Thứ Năm 16/12/2021 , 09:00 (GMT+7)

Các sản phẩm sinh học có chất lượng tốt, nếu được sử dụng đúng cách có thể giải quyết nhiều vấn đề nan giải hiện nay của nuôi tôm, nhất là vấn đề môi trường.

Chế phẩm sinh học, lợi nhiều bề

Chế phẩm sinh học WEHG Thủy Sản là chất xúc tác làm sạch môi trường nước trong nuôi trồng thủy hải sản, trong đó có các loài thủy sinh như: Tôm, cá, cua, lươn, ếch, ba ba… Kể cả các loại rong, tảo, artemia nuôi thương phẩm. Về đặc tính vật lý, chế phẩm này có dạng lỏng, có màu trắng đục đến vàng chanh. Khi xuống tiếp xúc với nước cho dạng chất lỏng có sức căng bề mặt.

Hiện nay, nhiều nông dân đã chuyển sang ứng dụng các chế phẩm sinh học để nuôi tôm, mang lại những hiệu quả rất tốt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, nhiều nông dân đã chuyển sang ứng dụng các chế phẩm sinh học để nuôi tôm, mang lại những hiệu quả rất tốt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Về đặc tính sinh hóa, WEHG Thủy Sản có thành phần chính chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên và các ion Na, Bo. Chế phẩm khi đưa xuống môi trường nước, góp phần tác động vào hệ thống cân bằng Carbonate, giúp ổn định môi trường nước là những điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm cá, tạo nguồn thức ăn tự nhiên.

Những năm gần đây, nhiều địa phương đã phát sinh nhiều vùng nuôi tôm, cá ở các tỉnh ven biển. Tình trạng lạm dụng hóa chất, kháng sinh dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, song song đó còn bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng khắc nhiệt. Tôm, cá nuôi trong ao hầm phát sinh dịch bệnh ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến sức phát triển nuôi trồng thủy sản của nông dân.

Để đảm bảo nguồn nước thiên nhiên an toàn, giảm thiểu sự ô nhiễm giúp nông dân có đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản tốt hơn, Công ty Thế giới Thông Minh (WEHG) đã đưa chế phẩm sinh học WEHG Thủy Sản đến các tỉnh ven biển từ miền Tây đến miền Trung, giúp nông dân xử lý nhiều ao nuôi, kể cả nuôi công nghiệp và nuôi quảng canh rất hiệu quả, ngăn ngừa được hiện tượng chết tảo (sụp tảo) trong ao nuôi, duy trì được màu nước từ khi thả giống cho đến khi thu hoạch.

Để thành công trong nuôi tôm, khâu không thể thiếu đầu tiên là vệ sinh đáy ao và gây màu nước trước khi thả giống. Chế phẩm sinh học WEHG Thủy Sản là một trong những chất gây màu nước hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.

Sử dụng chế phẩm sinh học để gây màu nước trước khi thả giống nuôi là khâu không thể thiếu bởi việc gây màu nước tạo điều kiện cho sinh vật có lợi phát triển. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sử dụng chế phẩm sinh học để gây màu nước trước khi thả giống nuôi là khâu không thể thiếu bởi việc gây màu nước tạo điều kiện cho sinh vật có lợi phát triển. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tác dụng của việc gây màu nước là tạo điều kiện cho sinh vật phát triển, giảm độ trong của nước, che bớt ánh sáng, hạn chế sự phát triển của các loại rong, tảo đáy ao. Đồng thời làm giảm sự dao động của nhiệt độ nước, tăng oxy và duy trì sự ổn định nước ao.

Khi ao xuất hiện màu nước, thức ăn tự nhiên trong ao cũng xuất hiện, rất có lợi cho tôm trong tuần đầu tiên thả giống nuôi. Màu nước là sự hiện diện của thực vật phù du phát triển, là nguồn thức ăn rất quan trọng cho tôm lúc còn nhỏ. Sinh vật phù du phát triển sẽ giảm các chất có hại trong ao, không gây sốc cho tôm.

Ông Trương Kim Long ở xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) có hơn 15 năm với nghề nuôi tôm thẻ cho biết: Nhiều năm nay, nhờ sử dụng sản phẩm sinh học WEHG Thủy Sản trước khi vào vụ nuôi mới đã giúp tôm ít bệnh, mau lớn và cho năng suất khá ổn định.

Chuẩn bị cho vụ nuôi tôm mới, trước khi thả giống, cần phải gây màu nước cho ao nuôi. Trước nhất ông cho tiến hành xử lý vét bùn đáy ao, pha WEHG với nước ngọt theo tỷ lệ 1/40 (cứ 1 lít WEHG pha với 40 lít nước, tạt đều xuống đáy ao, diện tích 1.000 m2). Tạt ngay sau khi vét bùn xong. Đặc biệt lưu ý không lấy nước mặn pha với WEHG). Tạt WEHG 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 4 - 5 ngày với liều lương 2 lít WEHG/ha. Sau đó 3 – 4 ngày cho tiến hành thả giống.

Trong tháng nuôi đầu tiên, để duy trì màu nước, pha WEHG với nước ngọt theo tỷ lệ 1/40 tạt đều trên mặt ao mỗi tuần 1 lần với liều lượng 3 – 4 lít WEHG/1ha. Nếu thấy có hiện tượng chết tảo (sụp tảo), sử dụng WEHG đã pha tỷ lệ 1/40 tạt đều trên mặt ao 1 – 2 lần với liều lượng 3 – 4 lít WEHG/ha, mỗi lần cách nhau 3 ngày để giúp tảo phục hồi nhanh chóng.

Các tháng tiếp theo, để đảm bảo duy trì chất lượng nước ao, ổn định pH, sạch chất hữu cơ, cần pha WEHG với nước ngọt tỷ lệ 1/40, tạt đều trên mặt ao theo định kỳ 10 ngày một lần với liều lượng 4 lít WEHG/ha.

Nuôi tôm thâm canh đang đối diện nhiều vấn đề về môi trường, dư lượng hóa chất, kháng sinh, đòi hỏi giải pháp sinh học để phát triển bền vững. Ảnh: LHV.

Nuôi tôm thâm canh đang đối diện nhiều vấn đề về môi trường, dư lượng hóa chất, kháng sinh, đòi hỏi giải pháp sinh học để phát triển bền vững. Ảnh: LHV.

Ông Nguyễn Văn Hưng ở xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ (Long An) có 4 ao nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích gần 10.000 m2, đây là năm thứ 2 ông Hưng sử dụng sản phẩm sinh học WEHG Thủy Sản đã đem lại kết quả tốt. Cuối vụ, 4 ao tôm của ông cho thu hoạch đạt năng suất trên 2 tấn/ao, tuy thời điểm thu hoạch tôm rơi vào cuối tháng 8/2021 đang thực hiện giãn cách xã hội, đầu ra cho con tôm khó khăn, giá bán giảm mạnh so với những tháng trước nhưng ông vẫn thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng.

Ông Hưng cho biết, hiện nay gia đình vừa thả tiếp vụ tôm mới để bán vào dịp cuối năm. Bốn ao tôm mới thả giống này đều sử dụng sản phẩm WEHG trong xử lý đáy ao và tạt đều trên mặt ao nuôi tôm hàng tuần để tạo thực vật phù du phát triển làm thức ăn cho tôm con mới thả. Cách làm này giúp tôm có đầy đủ thức ăn, có sức đề kháng tốt, tôm mau lớn và ít bị bệnh.

Ông Đặng Văn Tây Lo, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Trụ (Long An) cho biết: Những năm gần đây, nhiều dịch bệnh phát sinh, cùng với giá tôm biến động bất thường nên người nuôi gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp huyện thường xuyên phối hợp các ngành liên quan hướng dẫn người nuôi khử trùng ao nuôi, xử lý nguồn nước bằng chế phẩm sinh học. Đồng thời, yêu cầu xử lý ao theo đúng quy trình kỹ thuật trước khi thả nuôi, tái sản xuất nhằm tránh dịch bệnh.

Hiện nay, ngành nông nghiệp huyện xác định nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là hướng đi bền vững cho người nuôi tôm, nâng cao được hiệu quả kinh tế, giảm chi phí sản xuất, đồng thời tạo sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.

Giải quyết ô nhiễm môi trường

Theo Khoa Thủy sản (Trường Đại học Cần Thơ), thực trạng ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản hiện nay ngày một nghiêm trọng, đặc biệt do lượng thức ăn dư thừa, phân và các hóa chất, kháng sinh sử dụng quá liều đọng lại dưới đáy ao.

Bên cạnh đó, lớp bùn dưới đáy ao do tích tụ lâu ngày là nơi các vi sinh vật gây thối, sinh ra các khí độc như NH3, H2S như Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus…, các loại nấm và nguyên sinh động vật.

Sử dụng sản phẩm sinh học trong nuôi tôm sẽ giúp tôm ít bệnh, mau lớn, cho năng suất khá ổn định. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sử dụng sản phẩm sinh học trong nuôi tôm sẽ giúp tôm ít bệnh, mau lớn, cho năng suất khá ổn định. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được xem là một giải pháp góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao, giảm thiểu tình trạng vật nuôi bị nhiễm bệnh, gia tăng sản lượng…

Chế phẩm sinh học trong môi trường nuôi trồng thủy sản được ứng dụng trực tiếp là một giải pháp mang lại hiệu quả cao để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao nuôi. Tạo nền tảng vững chắc cho phần lớn hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới.

Thành phần chủ yếu của chế phẩm sinh học là một tập hợp các chủng vi sinh vật sống. Được tuyển chọn, tối ưu hóa bằng công nghệ cao để đưa ra các dòng chế phẩm sinh học dạng bột, nước và hạt. Mỗi nhà sản xuất có thể chọn các loài khác nhau.

Công dụng công nghệ vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản

Giúp phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ từ thức ăn thừa, phân tôm, cá, rong tảo chết. Thúc đẩy nhanh quá trình tự làm sạch trong ao nuôi. Phòng ngừa một số bệnh ở tôm cá do Vibrio, Aeromonas, Fusarium… Chuyển hóa nhanh các chất có hại cho tôm, cá như NH3, H2S. Giúp tôm cá tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh. Ổn định khu hệ vi sinh vật đường ruột có lợi, tiêu diệt vi sinh vật có hại. Phòng chống hữu hiệu bệnh đường tiêu hóa. Tôm, cá có tỷ lệ sống cao, sức khỏe tốt, sức đề kháng cao...

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.