| Hotline: 0983.970.780

Chiến lược phát triển mặt hàng xoài Đồng Tháp đến năm 2025

Thứ Sáu 08/07/2022 , 18:05 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Xoài Đồng Tháp có chất lượng tốt, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật xuất khẩu, tuy nhiên công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.

Vừa qua, Sở NN-PTNT Đồng Tháp phối hợp UBND TP Cao Lãnh đã tổ chức hội thảo phát triển chuỗi ngành hàng xoài và tôn vinh nông dân trồng xoài. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các cục, cơ quan trung ương liên quan; đại diện các sở, ngành của tỉnh, UBND một số huyện, thành phố; các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ sản phẩm xoài, đại diện nhiều HTX, tổ hợp tác, hội quán, hộ nông dân trồng xoài. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện của Lễ hội xoài Cao Lãnh năm 2022.

Đại biểu trao đổi thông tin tại hội thảo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đại biểu trao đổi thông tin tại hội thảo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp, nông dân đã chia sẻ tổng quan về quá trình hình thành, phát triển và kết quả của ngành hàng xoài, định hướng đến năm 2025. Vấn đề liên kết vùng trong sản xuất mặt hàng xoài, nguy cơ, kiểm soát dư lượng tồn dư trên xoài xuất khẩu. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu xoài hiện nay; thu hoạch, xử lý, bảo quản và logictis trong chuỗi mặt hàng xoài.

Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Thời gian gần đây, Đồng Tháp phát triển ngành hàng xoài khá nhanh cả về diện tích, năng suất và thị trường tiêu thụ. Hiện toàn tỉnh có trên 14.000 ha, xếp thứ 2 khu vực ĐBSCL, sản lượng đạt 170 nghìn tấn/năm, tập trung chủ yếu tại các địa phương cù lao, ven sông lớn như: TP. Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh và huyện Thanh Bình.

Trong đó, khoảng 65% sản lượng được xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, 35% tiêu thụ trong nước. Xoài Đồng Tháp chủ yếu xuất khẩu chủ yếu dạng trái tươi vào các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Úc, Mỹ…, trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xoài lớn nhất.

Hiện toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 14.000 ha xoài, xếp thứ 2 khu vực ĐBSCL, sản lượng đạt gần 170 nghìn tấn/năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 14.000 ha xoài, xếp thứ 2 khu vực ĐBSCL, sản lượng đạt gần 170 nghìn tấn/năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cây xoài được xem là đối tượng chủ lực trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và đang đẩy mạnh tập trung giải quyết các điểm nghẽn; thực hiện phát triển theo chuỗi đối với từng chủ thể; chú trọng gia tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản phẩm xoài...

Những năm gần đây, nhờ việc đa dạng các chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ xoài nội địa còn phát triển vào các kênh hiện đại như siêu thị, cửa hàng đặc sản. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về công tác giống, kỹ thuật canh tác, ứng dụng cơ giới hóa và thu hoạch bảo quản, sơ chế... nên đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm, nhất là dư lượng thuốc BVTV...

Vì vậy, xoài Đồng Tháp đang hướng tới mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng theo hướng hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và thị trường xuất khẩu.

Hội thảo đã tập trung thảo luận theo 4 nhóm chuyên đề: Liên kết vùng trong sản xuất ngành hàng xoài; nguy cơ kiểm soát dư lượng tồn sư trên xoài xuất khẩu; chia sẻ thông tin định hướng thị trường xoài trong và ngoài nước; tiêu thụ, xử lý, bảo quản và logictis trong chuỗi ngành hàng xoài.

Xoài Đồng Tháp chủ yếu xuất khẩu dạng trái tươi vào các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Úc, Mỹ…, trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xoài lớn nhất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Xoài Đồng Tháp chủ yếu xuất khẩu dạng trái tươi vào các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Úc, Mỹ…, trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xoài lớn nhất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng (Công ty VINA T&T), câu chuyện xuất khẩu xoài đang gặp nhiều khó khăn, nhất là đưa xoài vào thị trường Trung Quốc khâu thủ tục phức tạp hơn thị trường Mỹ; khâu bảo quản xoài xuất khẩu cũng cần phải đầu tư mạnh hơn…, đòi hỏi nông dân, doanh nghiệp, nhà quản lý phải phối hợp rất sâu thì xuất khẩu xoài mới phát triển mạnh.

Bà Quách Thị Lệ Chân, Công ty TNHH Bảo quản rau quả CASS cho rằng, nhiều nước có nhu cầu nhập khẩu xoài lớn, chất lượng xoài Việt Nam cũng cao, nhưng năng lực xuất khẩu chưa cao, chưa có giải pháp đồng bộ. Khâu bảo quản xoài cần đầu tư công nghệ mới để kéo dài thời gian vận chuyển, kiểm tra đảm bảo chất lượng, nâng giá trị xuất khẩu. Đồng thời đổi mới mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Cụ thể, cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vệ sinh cải tạo vườn, trẻ hóa vườn già cỗi, cung ứng cây giống tốt từ nơi cung ứng giống uy tín, ứng dụng cơ giới hóa trong tưới tiêu, ra hoa rải vụ, bao trái, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển, bảo quản, giảm phân bón vô cơ, thuốc hoá học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, công nghệ số trong canh tác, quản lý sâu bệnh hại, nhật ký điện tử, giới thiệu sản phẩm…

Đến năm 2025 Đồng Tháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng theo hướng hiệu quả, bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến năm 2025 Đồng Tháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng theo hướng hiệu quả, bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại hội thảo, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã tổ chức công bố quyết định thành lập và ra mắt Liên Chi hội xoài trực thuộc Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Liên chi hội có nhiệm vụ liên kết hội viên, hỗ trợ nhau sản xuất, kinh doanh và cùng nhau phát triển; phối hợp các địa phương tổ chức các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cho người sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh xoài xây dựng kế hoạch và phát triển chuỗi cung ứng ổn định. Hỗ trợ nhau giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất và kinh doanh…

Dịp này, UBND TP Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh tổ chức tôn vinh và tặng quà lưu niệm cho nhiều nông dân trồng xoài đã có nhiều đóng góp giúp cho sản phẩm xoài đạt được nhiều kết quả trong thời gian qua, nhất là sản xuất xoài theo quy trình, đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khoanh vùng thiếu nước để ngừng sản xuất nông nghiệp

Công ty Thủy lợi Khánh Hòa khuyến cáo người dân không tự ý sản xuất đối với diện tích đã khoanh vùng tạm dừng sản xuất, nhằm tránh thiệt hại do không có nước tưới.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.