| Hotline: 0983.970.780

Chiếu UZU thu 'kép'

Thứ Ba 18/08/2015 , 09:31 (GMT+7)

Chiếu Uzu đã nổi tiếng hàng chục năm nay với người dân vùng ĐBSCL. Thế nhưng vài năm trở lại đây làng chiếu này hốt bạc “kép” nhờ kết nối dịch vụ du lịch và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương.

Nếu như trước kia, ông Lê Văn Tho, chủ cơ sở dệt chiếu Uzu Tân Châu Long ở khóm Long Thạnh, P.Long Châu, TX.Tân Châu (An Giang) chỉ biết miệt mài dệt chiếu rồi đem bán ra thị trường mà không có nguồn thu nào thêm thì nay mọi chuyện đã khác. Mỗi tuần có 2 hoặc 3 đoàn khách gần 300 người nước ngoài ghé tham quan cơ sở làm chiếu Uzu của ông.

Đang tất bật đón tiếp gần 100 vị khách đến từ các nước châu Âu nhưng ông Tho vẫn vui vẻ giới thiệu với chúng tôi về xưởng dệt. Ông kể, trước khi dệt chiếu Uzu, ông và người bạn chỉ dệt chiếu thông thường bằng sợi lát nhưng sau khi thấy bạn bè ở Tiền Giang dệt chiếu xuất khẩu nên hỏi mãi mới biết nguyên liệu là cây Uzu.

Điều đặc biệt là khi dệt ra chiếu mịn, dày, đẹp và có độ bền cao hơn nhiều lần so chiếu thường. Năm 1997 ông và một người bạn sang Campuchia làm ăn thì thấy ở đó bạn hàng từ Hàn Quốc, Nhật Bản sang đặt mua chiếu Uzu rất nhiều nên nảy sinh ý tưởng nhận hợp đồng gia công. Từ đó, ông qua Capuchia mua cây Uzu về mở rộng cơ sở dệt chiếu gia công bằng tay.

Do hợp đồng ngày càng nhiều nên đầu tư máy móc để tăng năng suất. Đến nay, cơ sở ông Tho đầu tư 20 máy, giải quyết việc làm cho trên 30 lao động ở địa phương.

“Hồi đó làm cực khổ lắm chứ đâu phải như bây giờ toàn máy móc. Lúc trước chỉ bán đơn giản là chiếu nhưng giờ mặt hàng từ cây Uzu đã đa dạng lắm rồi. Ai ghé vào đây cũng thích thú và mua rất nhiều. Bản thân thấy vui và hãnh diện lắm vì quê mình có sản phẩm giới thiệu với bạn bè quốc tế!” – ông Tho nói.

Đầu năm 2011, có một chuyến tàu từ Úc ghé thăm Tân Châu tình cờ gặp xưởng sản xuất của ông nên đã vào tham quan và mua về nước một số đồ lưu niệm. Thế là từ đó đến nay mỗi tuần ông đón tiếp hàng trăm khách từ các nước đến tham quan. Chủ yếu là khách từ Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ. Nhiều du khách châu Âu đến đây sau khi được tham quan quy trình dệt chiếu và các sản phẩm làm từ cây Uzu cũng khá bất ngờ với cách làm đồ thủ công mà đa dạng chủng loại, mẫu mã đẹp từ loại cây hoang dã này.

“Ở nước chúng tôi sản phẩm làm bằng máy móc nhiều, ít có hàng thủ công đẹp như các bạn nên lần nào sang Việt Nam chúng tôi cũng mua về làm kỷ niệm" – anh Alen, du khách người Anh nói.

Từ khi phát triển du lịch kèm với làng nghề thủ công thì cánh xe đạp lôi cũng nhờ đó mà “ăn theo”. Ước tính có khoảng 130 chiếc xe lôi chuyên chở khách du lịch từ bến tàu Tân Châu đến làng nghề, thu nhập trung bình từ 100.000đ – 150.000đ/người/ngày. Họ sẵn sàng bỏ việc chở thuê như trước kia để cùng làm du lịch, cùng quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Anh Huỳnh Thanh Phong, phường Long Châu phấn khởi nói: “Lúc trước chở thuê này nọ cho bà con, thu nhập không ổn định. Còn giờ thì tuần nào cũng có vài chuyến khách nước ngoài đến làng chiếu Uzu này. Có lúc hên họ “boa” tiền nhiều lắm nên anh em ở đây ai cũng vui”.

13-33-48_lng-chieu-uzu
Hướng dẫn viên đang giới thiệu về chiếu Uzu cho du khách người

Còn hộ ông Nguyễn Văn Buôn cho biết, ông làm nghề xe đạp lôi đã gần 30 năm nay rồi thu nhập cũng thất thường. Từ khi có liên kết du lịch giữa bến tàu với làng chiếu Uzu thì thu nhập khá hơn. “Là người dân Tân Châu này thấy khách đến quê mình tham quan nhiều ai mà không vui mừng. Điều quan trọng là người Việt mình đã tạo ấn tượng tốt nên họ mới đến hoài” – ông Buôn nói.

Theo ông Tho, để đáp ứng nhu cầu thị trường thì cơ sở ông đã làm ra nhiều loại sản phẩm khác nhau từ cây Uzu như: Cặp, giỏ, dây nịt, dép, tấm trải bàn, bóp nữ…, từ đó, sản phẩm của ông đã xuất khẩu ra nhiều nước như: Campuchia, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc... Theo ông, để tạo ra sản phẩm từ cây Uzu phải trải qua 7 bước là: lựa chọn Uzu rồi nhuộm màu (chỉ nhuộm cây xấu, cây đẹp giữ nguyên), phơi nắng, rồi dệt (phải nhúng nước cho ướt), xông khói, đem ra phơi một ngày, làm vệ sinh sạch sẽ và cuối cùng là ép thành phẩm.

Sau đó muốn làm theo loại mẫu mã nào thì chỉ có việc cắt, tỉa là xong. “Nhờ làm du lịch mà gia đình tôi khá lắm. Ít gì cũng 4.000 USD/tháng từ dịch vụ du lịch. Về doanh thu bán hàng trong nước thì ông thu về khoảng 90 triệu đồng/tháng vì tên tuổi ngày càng bay xa” – ông Tho vui vẻ nói.

Ông Nguyễn Anh Phương, Phó phòng Kinh tế thị xã Tân Châu cho biết, toàn thị xã có 4 cơ sở làm chiếu Uzu xuất khẩu, sản xuất ra 160 chiếc/ngày, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương.

“Cơ sở ông Tho là nơi đầu tiên sản xuất và hiện nay đang ăn nên làm ra từ nghề này. Việc kết hợp làm du lịch cùng với làng nghề đang là xu hướng mới thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương” – ông Phương nói.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm