| Hotline: 0983.970.780

Chính quyền buông lỏng quản lý, 'chủ nậu’ keo lộng hành

Thứ Ba 23/04/2024 , 07:30 (GMT+7)

Quảng Bình Nhiều trạm cân thu mua gỗ keo hoạt động trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong một thời gian dài, nhưng chính quyền không xử lý?

Thời gian gần đây, nhiều bà con ở xã Xuân Trạch phản ánh tình hình nhiều chủ đại lý thu mua gỗ keo tràm trên địa bàn đã lắp đặt trạm cân điện tử khi chưa có giấy phép hoạt động. Nhiều bãi tập kết gỗ gây ảnh hưởng đến môi trường, việc đi lại của người dân.

Tại xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), hiện có trên 1.200 ha diện tích gỗ rừng trồng, chủ yếu là cây keo tràm. Ngoài ra, các xã lân cận như Phúc Trạch, Lâm Trạch… cũng có diện tích rừng trồng lớn. Mỗi năm tại các địa phương này có diện tích rừng trồng đưa vào khai thác cũng lên đến khoảng 2.000 ha. Để “thuận mua, vừa bán”, nhiều người đứng ra làm đại lý thu gom gỗ rừng trồng (xin được gọi là trạm cân), của bà con để vận chuyển đến các nhà máy băm dăm bán lại, kiếm lời. Ban đầu chỉ một, hai người, sau thấy làm ăn tốt nên nhiều người cũng tham gia lĩnh vực này và nhiều điểm tập kết có lắp đặt cân điện tử đã liên tiếp ‘mọc’ lên. Vào thời điểm đầu tháng 4, trên địa bàn xã Xuân Trạch đang có ba trạm thu mua gỗ keo có lắp đặt trạm cân điện tử trái phép hoạt động.

Bãi tập kết gỗ tràm tại một điểm đặt trạm cân ở xã Xuân Trạch. Ảnh: L.T.

Bãi tập kết gỗ tràm tại một điểm đặt trạm cân ở xã Xuân Trạch. Ảnh: L.T.

Ông Cao Văn Minh (xã Xuân Trạch), có diện tích rừng khai thác khoảng 2 ha. Sau khi thuê người cắt cây, bóc vỏ và vận chuyển đến điểm thu mua để bán với giá 1 triệu đồng/tấn gỗ tươi. Ông Minh bảo: “Các trạm cân này đã hoạt động khoảng ba năm nay rồi. Vì trước đây tôi cũng có mua gỗ mang đến bán mà. Phải nói là các trạm cân cũng tạo điều kiện cho người trồng rừng trong việc thuận tiện mua bán gỗ. Tuy nhiên, bà con có biết được tính chính xác của những cái cân này đâu. Có thể gỗ mang đến là 1,2 tấn nhưng cân thì chỉ được 1 tấn là bà con chịu thiệt rồi. Có cơ quan nhà nước nào quản lý, giám sát tính chính xác đâu”.

Không chỉ ở Xuân Trạch có mà trên địa bàn xã Lâm Trạch cũng đang tồn tại nhiều trạm cân bất hợp pháp tương tự. Theo nhiều người dân cho hay, số lượng trạm cân ở địa bàn các xã Phúc Trạch, Lâm Trạch còn nhiều hơn ở địa bàn xã Xuân Trạch.

Tại trạm cân của ông Nguyễn Thanh Bình (xã Xuân Trạch), nằm sát đường Hồ Chí Minh, cây keo đã được lột vỏ chất thành đống, trải dài trong khuôn viên rộng khoảng 2.000 m2 đất rừng sản xuất nằm sát đường Hồ Chí Minh. Khi trạm cân hoạt động thì có khoảng 10 lao động bốc gỗ keo lên các xe tải lớn để vận chuyển đi.

Trên tuyến đường liên xã (ở địa bàn thôn 8, xã Xuân Trạch), cũng có hai trạm cân nằm đối diện nhau qua trục đường bê tông. Những lúc thu mua cao điểm, ô tô vận chuyển gỗ keo tràm vào ra cũng tấp nập. Cây gỗ đổ xuống đợi vận chuyển đi cũng chất thành đống cao. Ô tô tải lớn chở gỗ cũng chất cao quá thành xe khiến người đi đường gặp phải cũng lo thon thót.

Trao đổi với ông Cao Thế Vĩnh, chính quyền địa phương cũng biết các trạm cân này hoạt động không hợp pháp nhuqng họ cũng đang hỗ trợ cho người trồng rừng ở địa phương nên cũng nhắc nhở thực hiện các thủ tục theo quy định. “Các địa lý đặt điểm thu mua, đặt trạm cân đều chưa thực hiện đúng theo quy định về sử dụng đất, không thực hiện thủ tục đấu nối giao thông, vệ sinh môi trường cũng như quy định về phòng cháy chữa cháy”- ông Cao Thế Vĩnh nhìn nhận.

Ô tô tải lớn vào bốc gỗ tại điểm đặt trạm cân. Ảnh: L.T.

Ô tô tải lớn vào bốc gỗ tại điểm đặt trạm cân. Ảnh: L.T.

Cũng theo ông Vĩnh, chính quyền địa phương cũng đã thực hiện kiểm tra hoạt động của các trạm cân này, đã xử phạt hành chính và yêu cầu trả lại mặt bằng. “Các trạm cân đã cam kết không cơi nới, không làm ảnh hưởng an ninh trật tự, môi trường. Tuy nhiên, chúng tôi kiểm tra, lập biên bản vi phạm và ra quyết định đình chỉ hoạt động cho đến khi có các thủ tục hợp lệ. Đồng thời, cam kết sẽ tháo dỡ khi có yêu cầu liên quan đến sử dụng đất”- ông Vĩnh nói.

Ông Nguyễn Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho chúng tôi hay, sau khi nắm bắt được tình hình đã chỉ đạo trực tiếp các địa phương thực hiện tạm đình chỉ hoạt động các trạm cân keo tràm trái phép này và yêu cầu xã làm báo cáo cụ thể cho UBND huyện. “Trong đợt này, huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương các xã để xảy ra tình trạng trạm cân bất hợp pháp kiểm tra cụ thể. Nếu để xảy ra vi phạm thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”- ông Nguyễn Văn Thủy nhấn mạnh.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm