| Hotline: 0983.970.780

Chính quyền đổ đất chặn đường, Thủ tướng không đồng tình vì hiểu sai Chỉ thị

Thứ Năm 02/04/2020 , 16:07 (GMT+7)

Một số địa phương của tỉnh Quảng Ninh đổ đất chặn đường gây nên nhiều bất tiện cho người dân. Thủ tướng không đồng tình vì địa phương hiểu sai Chỉ thị 16.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cả nước đoàn kết đồng lòng, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đồng thời cương quyết, chặt chẽ thực hiện nghiêm các khuyến nghị của Thủ tướng nhằm bảo vệ mình và gia đình mình trước dịch covid-19.

Thủ tướng khẳng định, đến nay Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch covid-19. Việc giãn cách xã hội sẽ hạn chế được dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

"Yêu cầu mọi người dân ở trong nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật cần thiết, thực hiện nghiêm giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện", Thủ tướng phát biểu và nhấn mạnh từng người, từng nhà, từng doanh nghiệp, từng khu phố, thôn xóm, bản làng, từng huyện, từng tỉnh, thành phố đều là những pháo đài phòng chống dịch, mỗi người dân Việt Nam là chiến sỹ phòng chống dịch.

Tuy nhiên, Thủ tướng không đồng tình với một địa phương đã hiểu sai Chỉ thị 16 của Thủ tướng mà dừng đăng kiểm xe vận tải hàng hóa, hay dừng các công trình xây dựng, dừng cấp giấy phép lái xe, đổ đất để ngăn đường và không cho xe vận tải hàng hóa vật liệu phục vụ sản xuất.

Trước đó, vào ngày 01/4, nhằm thực hiện Chỉ thị 16 "cách ly xã hội", tỉnh Quảng Ninh đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp kiểm soát người dân đi lại trên các tuyến đường.

Ngoài việc duy trì các chốt kiểm soát liên ngành tại các cửa ngõ ra vào tỉnh để hạn chế tối đa người và phương tiện từ tỉnh ngoài vào thì tại một số tuyến đường liên huyện, các đường mòn còn được đổ đất để bịt đường.

Tuyến đường liên huyện nối phường Vàng Danh (TP Uông Bí) với xã Bằng Cả (TP Hạ Long) bị đổ đất khiến người dân không thể đi qua. Ảnh: NH

Tuyến đường liên huyện nối phường Vàng Danh (TP Uông Bí) với xã Bằng Cả (TP Hạ Long) bị đổ đất khiến người dân không thể đi qua. Ảnh: NH

Một số tuyến bị chặn như đường nối xã Bằng Cả (thành phố Hạ Long) với phường Vàng Danh (thành phố Uông Bí), nối xã Kỳ Thượng (thành phố Hạ Long) với xã Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ) đã được đổ đất thành lũy, xe máy không thể đi qua.

Tương tự, tại các xã thuộc thành phố Móng Cái, các đường mòn, lối mở vào các thôn cũng được đổ đất chặn không cho các phương tiện qua lại, buộc phải đi vào các tuyến đường chính để dễ kiểm soát hơn.

Việc cấm đường trong lúc dịch bệnh đã ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống của người dân. Một số người cho rằng đây là biện pháp cứng nhắc không cần thiết. Tuy nhiên, không ít người thể hiện quan điểm đồng tình với cách làm quyết liệt này bởi dù sao mục đích cuối cùng cũng là để bảo vệ người dân trước dịch bệnh.

Đường vào huyện Hoành Bồ cũ, nay là TP Hạ Long ở khu vực cầu Bang bị chặn bằng các khối bê tông. Ảnh: Bình Minh.

Đường vào huyện Hoành Bồ cũ, nay là TP Hạ Long ở khu vực cầu Bang bị chặn bằng các khối bê tông. Ảnh: Bình Minh.

Chị Nguyễn Thị Hằng, một người dân phường Vàng Danh (TP Uông Bí) bày tỏ: "Người ta cũng đổ đất chặn đường từ Vàng Danh sang Hạ Long nhưng đường này cũng ít người qua lại, đây cũng không phải tuyến đường độc đạo nên việc lưu thông hàng hóa vẫn diễn ra bình thường. Tôi thấy chính quyền làm vậy cũng được".

Ông Tiến, người dân ở xã Bằng Cả (TP Hạ Long) cho rằng trong 15 ngày cách ly xã hội, mọi người cũng ít đi lại nên có cấm những tuyến đường phụ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống nhân dân.

Lý giải về việc chặn đường, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết một số chính quyền cấp huyện và xã hiểu không đúng việc cách ly toàn xã hội. Việc đổ đất chỉ xảy ra một vài nơi, không phải toàn tỉnh.

"Chính quyền cấp xã, huyện nghĩ đơn giản không cho người dân đi sang địa bàn khác để phòng dịch. Chúng tôi đã chấn chỉnh, yêu cầu dỡ các điểm đổ đất, cẩu bê tông đi", ông Hậu nói.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất