| Hotline: 0983.970.780

Chợ gia cầm Hà Vỹ vắng lặng giữa mùa dịch

Thứ Tư 26/05/2021 , 14:01 (GMT+7)

Do các nhà hàng, khách sạn… đều đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, nên lượng tiêu thụ gia cầm chợ Hà Vỹ đã giảm rất nhiều so với trước khi có dịch.

Chợ Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội) họp cả ngày, nhưng sôi động nhất thường từ 2 giờ đến 5 giờ sáng. Gia cầm được chở đến chợ bằng nhiều phương tiện: Ô tô, xe máy, xe bò kéo tự chế… Khác với thường ngày, lối vào cổng chợ thường tắc nghẽn do xe chở hàng vào, ra; nay người và phương tiện có thể đi lại khá thoải mái vì chợ vắng khách.

Chợ Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội) họp cả ngày, nhưng sôi động nhất thường từ 2 giờ đến 5 giờ sáng. Gia cầm được chở đến chợ bằng nhiều phương tiện: Ô tô, xe máy, xe bò kéo tự chế… Khác với thường ngày, lối vào cổng chợ thường tắc nghẽn do xe chở hàng vào, ra; nay người và phương tiện có thể đi lại khá thoải mái vì chợ vắng khách.

Vịt vừa được chở đến đã nhanh chóng được chuyển ra khỏi xe.

Vịt vừa được chở đến đã nhanh chóng được chuyển ra khỏi xe.

Có những người bốc, dỡ hàng thuê, khi cần chuyển nhanh số vịt xuống, họ dùng dụng cụ giống chiếc cào lúa, đẩy một cái, cả chục con vịt rơi xuống đất

Có những người bốc, dỡ hàng thuê, khi cần chuyển nhanh số vịt xuống, họ dùng dụng cụ giống chiếc cào lúa, đẩy một cái, cả chục con vịt rơi xuống đất

Chủ hàng bao giờ cũng cần thận hơn, họ bắt từng con thả xuống, chứ không đẩy cả đống, hoặc quẳng, vứt như người bốc thuê.

Chủ hàng bao giờ cũng cần thận hơn, họ bắt từng con thả xuống, chứ không đẩy cả đống, hoặc quẳng, vứt như người bốc thuê.

Vịt từ xe chở đến sẽ được phân loại theo cân. Chị Lê Thị Luyến, ở thôn Hà Vỹ, xã Lê Lợi cho biết, thường trước khi chưa có dịch, trung bình một ngày chị bán 2 đến 3 tấn vịt, nay chỉ bán chưa được 1 tấn/ngày.

Vịt từ xe chở đến sẽ được phân loại theo cân. Chị Lê Thị Luyến, ở thôn Hà Vỹ, xã Lê Lợi cho biết, thường trước khi chưa có dịch, trung bình một ngày chị bán 2 đến 3 tấn vịt, nay chỉ bán chưa được 1 tấn/ngày.

Và người mua sẽ tùy ý lựa chọn, việc mua bán rất thoải mái, có thể vào giữa đàn vịt để chọn từng con.

Và người mua sẽ tùy ý lựa chọn, việc mua bán rất thoải mái, có thể vào giữa đàn vịt để chọn từng con.

Các hộ kinh doanh trong chợ đa phần đều dùng cân điện tử chuyên dụng được hàn thêm lồng để cân gia cầm.

Các hộ kinh doanh trong chợ đa phần đều dùng cân điện tử chuyên dụng được hàn thêm lồng để cân gia cầm.

Việc mua bán diễn ra rất nhanh, không có mặc cả vì đã có giá chung của chợ theo từng ngày. Hôm nay giá vịt khoảng 40 nghìn đồng/kg.

Việc mua bán diễn ra rất nhanh, không có mặc cả vì đã có giá chung của chợ theo từng ngày. Hôm nay giá vịt khoảng 40 nghìn đồng/kg.

Giá gà tùy chủng loại, khoảng từ 65 nghìn đồng/kg đến 95 nghìn đồng/kg. Những ngày này bên dãy bán gà vắng khách hơn bên bán vịt.

Giá gà tùy chủng loại, khoảng từ 65 nghìn đồng/kg đến 95 nghìn đồng/kg. Những ngày này bên dãy bán gà vắng khách hơn bên bán vịt.

Anh Nguyễn Văn Cường, thôn An Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín cho biết, trước khi có dịch, nhà anh bán từ 2 đến 3 tấn gà/ngày, nay chỉ được 500 kg đến 700 kg/ngày. Nhiều người trước đây phải tất bật từ sáng tới đêm, nay không có khách, rảnh chỉ biết xem phim trên mạng cho qua ngày, mong sao sớm hết dịch.

Anh Nguyễn Văn Cường, thôn An Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín cho biết, trước khi có dịch, nhà anh bán từ 2 đến 3 tấn gà/ngày, nay chỉ được 500 kg đến 700 kg/ngày. Nhiều người trước đây phải tất bật từ sáng tới đêm, nay không có khách, rảnh chỉ biết xem phim trên mạng cho qua ngày, mong sao sớm hết dịch.

Gà sau khi được chọn kỹ, người mua sẽ chuyển sang xe đẩy để đưa ra chỗ để xe máy, cho vào lồng và chở về.

Gà sau khi được chọn kỹ, người mua sẽ chuyển sang xe đẩy để đưa ra chỗ để xe máy, cho vào lồng và chở về.

Có người lặn lội 3 giờ sáng đến chợ chỉ mua một đôi gà

Có người lặn lội 3 giờ sáng đến chợ chỉ mua một đôi gà

Có người thấy giá hợp lý, mua luôn gần chục con, làm thức ăn dự trữ cho cả tuần

Có người thấy giá hợp lý, mua luôn gần chục con, làm thức ăn dự trữ cho cả tuần

Nhiều người bán thịt gia cầm ở các chợ huyện lân cận thường sang chợ đầu mối Hà Vỹ mua với giá gốc, về làm thịt, bán tại chợ nhà mình lấy lãi. Họ cho biết trừ chi phí, mỗi con gà, vịt lãi chừng 20 nghìn đến 30 nghìn đồng, tùy từng ngày chợ.

Nhiều người bán thịt gia cầm ở các chợ huyện lân cận thường sang chợ đầu mối Hà Vỹ mua với giá gốc, về làm thịt, bán tại chợ nhà mình lấy lãi. Họ cho biết trừ chi phí, mỗi con gà, vịt lãi chừng 20 nghìn đến 30 nghìn đồng, tùy từng ngày chợ.

Những người mua ít, hoặc một số nhà hàng tiêu thụ số lượng không nhiều có thể thuê giết mổ ngay tại chợ. Những người thợ mổ thuê này làm rất nhanh, chỉ khoảng 7 phút là đã mổ, vặt lông, làm sạch sẽ 1 con gà hoặc vịt.

Những người mua ít, hoặc một số nhà hàng tiêu thụ số lượng không nhiều có thể thuê giết mổ ngay tại chợ. Những người thợ mổ thuê này làm rất nhanh, chỉ khoảng 7 phút là đã mổ, vặt lông, làm sạch sẽ 1 con gà hoặc vịt.

Do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nên công tác phòng, chống dịch được Ban Quản lý chợ đặc biệt quan tâm, hằng ngày đều có tổ công tác đi kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh, khách mua hàng chấp hành nghiêm các quy định phòng dịch. Tại nhiều nơi trong chợ đều có dán các quy định, khuyến cáo

Do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nên công tác phòng, chống dịch được Ban Quản lý chợ đặc biệt quan tâm, hằng ngày đều có tổ công tác đi kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh, khách mua hàng chấp hành nghiêm các quy định phòng dịch. Tại nhiều nơi trong chợ đều có dán các quy định, khuyến cáo

Ngoài ra, các chủ hàng đem gia cầm tới chợ Hà Vỹ đều phải có Giấy xác nhận chăn nuôi của chính quyền địa phương, xác nhận là không có dịch và gia cầm không có dịch bệnh, đã được tiêm, chăm sóc đúng theo quy định.

Ngoài ra, các chủ hàng đem gia cầm tới chợ Hà Vỹ đều phải có Giấy xác nhận chăn nuôi của chính quyền địa phương, xác nhận là không có dịch và gia cầm không có dịch bệnh, đã được tiêm, chăm sóc đúng theo quy định.

Những chiếc xe chở gia cầm hằng ngày vẫn chạy tất tả ngược xuôi đưa hàng, nay nằm im lìm. Từ 25/5, thành phố Hà Nội lại có yêu cầu đóng cửa các hàng quán từ 12 giờ để phòng, chống dịch Covid 19. Chợ sẽ còn vắng nữa. Nhưng như nhiều tiểu thương tâm sự, họ sẵn sàng nghỉ bán hàng, hoặc chỉ bán cầm chừng để chia sẻ khó khăn với thành phố, tất cả vì mục tiêu chung vì sức khỏe cộng đồng, từng bước đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh.

Những chiếc xe chở gia cầm hằng ngày vẫn chạy tất tả ngược xuôi đưa hàng, nay nằm im lìm. Từ 25/5, thành phố Hà Nội lại có yêu cầu đóng cửa các hàng quán từ 12 giờ để phòng, chống dịch Covid 19. Chợ sẽ còn vắng nữa. Nhưng như nhiều tiểu thương tâm sự, họ sẵn sàng nghỉ bán hàng, hoặc chỉ bán cầm chừng để chia sẻ khó khăn với thành phố, tất cả vì mục tiêu chung vì sức khỏe cộng đồng, từng bước đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh.

Xem thêm
Hậu Giang: 2 vụ sạt lở bờ sông liên tiếp gây thiệt hại lớn

Ngư dân Phú Yên bội thu cá ngừ đầu năm. Hậu Giang: 2 vụ sạt lở bờ sông liên tiếp gây thiệt hại lớn. Phục hồi vùng nguyên liệu bưởi năm roi theo hướng hữu cơ. Hà Nội: Nông dân khẩn trương xuống đồng gieo cấy lúa xuân.

Bí quyết thải độc tạng phủ lớn nhất cơ thể sau Tết

Với trọng lượng khoảng 1,4kg ở người trưởng thành, gan là tạng phủ lớn nhất cơ thể và cũng là nơi phải gồng mình gánh chịu độc tố khi chúng ta lạm dụng rượu bia, thức ăn không lành mạnh vào dịp Tết. GS, TS, BS y học cổ truyền Dương Trọng Hiếu bật mí các kiến thức hữu ích để bảo vệ gan, xả độc tố, lấy lại vóc dáng để khởi đầu một năm mới đầy sức sống.

Phương pháp trồng dứa đáp ứng thị trường khó tính nhất

Chuyên gia của Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Doveco hướng dẫn bà con phương pháp trồng dứa đảm bảo xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới.

Chinh phục 'nỏ thần' ở lễ hội Cổ Loa

Đến với lễ hội Cổ Loa, du khách có cơ hội trải nghiệm vũ khí lợi hại nghìn năm trước mà ông cha ta dùng để chiến đấu bảo vệ giang sơn.

Bình luận mới nhất