| Hotline: 0983.970.780

Cho sinh viên đi học hay nghỉ tiếp: Đau đầu!

Thứ Sáu 06/03/2020 , 19:58 (GMT+7)

Cho sinh viên đi học hay tiếp tục nghỉ vào thời điểm này là bài toán khó đặt ra với những người đứng đầu các trường đại học cũng như lãnh đạo TP.HCM.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm chủ trì buổi làm việc bàn về việc phối hợp trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trong các trường đại học ngày 6/3. Ảnh: N.T.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm chủ trì buổi làm việc bàn về việc phối hợp trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trong các trường đại học ngày 6/3. Ảnh: N.T.

Tại buổi làm việc bàn về việc phối hợp trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trong các trường đại học ngày 6/3, nhiều đại diện của các trường trên địa bàn TP.HCM tỏ ra băn khoăn và khó quyết định trong việc cho học sinh đi học trở lại hay không? 

Ông Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Luật TP.HCM cho biết, một số sinh viên năm cuối của trường Đại học Luật TP.HCM đã bắt đầu đi học trở lại từ ngày 2/3, dù đã chuẩn bị rất kỹ công tác phòng chống dịch trong trường học, nhưng cũng không tránh khỏi lo lắng, bởi chỉ cần một sinh viên nhiễm bệnh thì coi như “vỡ trận”.

Ông Hải băn khoăn: “Tôi không biết đến ngày 16/3 sẽ cho sinh viên đi học hay không? Nếu cho đi học thì có làm áp lực gì cho lãnh đạo thành phố không? Cho đi học có yên lòng không, không đi học có yên lòng không?”.

Còn ông Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, TP.HCM cần có những chỉ đạo dứt khoát trong việc cho học sinh đi học trở lại. Cần đưa ra căn cứ rõ ràng để Hiệu trưởng các trường đại học quyết định bởi cho sinh viên nghỉ học dài hạn ảnh hưởng tới rất nhiều vấn đề.

Đặc biệt ông Tuấn đề xuất, cho các sinh viên y khoa được đi học vào tuần tới nếu tình hình không có phát sinh gì thêm. Bởi theo ông Tuấn, những sinh viên này cũng cần phải thực tập, trong khi đó, đây sẽ là đội ngũ dự bị khi thành phố cần trong tình huống khẩn cấp dịch Covid-19 bùng phát.

"Nhờ Sở Y tế có chỉ đạo để các bệnh viện tiếp nhận những sinh viên y khoa này được thực tập tại các bệnh viện trong đợt dịch bệnh", ông Tuấn kiến nghị.

Đồng quan điểm, ông Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho hay, khối sinh viên y khoa sau đại học của Trường đều mong muốn được đi học trở lại và được đồng hành  trong việc phòng, chống dịch Covid-19. 

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thì cho rằng: "Điều kiện thời tiết tốt như TP.HCM có nhiều thuận lợi trong công tác phòng Covid-19. Để đáp ứng đúng lịch kết thúc năm học của Bộ GD-ĐT đưa ra thì các trường cho nghỉ thêm 1 tuần nữa để nghe ngóng diễn biến tình hình dịch bệnh, nếu không có gì xảy ra thì các trường đại học đi học trở lại ngày 16/3”. 

Việc này giúp các trường điều chỉnh lịch dạy học phù hợp, bên cạnh đó bài toán kinh tế cũng cần đặt ra. Ông Dũng dẫn chứng: "TP.HCM có 600.000 sinh viên đại học và 400.000 hệ cao đẳng. Theo tính toán thì một sinh viên ngoài tiền học thì chi phí sinh hoạt là 4 triệu đồng/tháng. Như vậy, một năm TP mất gần 5.000 tỷ đồng khi học sinh không đến trường". 

Còn Giám đốc Đại học Quốc Gia TP.HCM Huỳnh Thành Đạt thì cho rằng, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp khó lường, do đó không được chủ quan. Về việc cho sinh viên đi học hay nghỉ học phải suy nghĩ đến sự sinh tồn của người học. Bởi môi trường sống (KTX) và học tập của sinh viên tập trung đông đúc, có sự giao lưu rất gần nên khả năng lây lan dịch bệnh là rất cao.

Ông Đạt cho hay, hiện TP.HCM có 45 trường đại học với tổng 600.000 sinh viên, chỉ riêng 7 trường thuộc Đại học Quốc gia là 70.000 sinh viên. Trong khi đó, số sinh viên ở KTX của trường là 40.000 sinh viên đến từ nhiều địa phương khác nhau, kể cả sinh viên người nước ngoài.

“Riêng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh có 1.000 sinh viên Hàn Quốc. Hiện số sinh viên này về nước từ khi nghỉ Tết cho đến nay chưa trở lại Việt Nam. Nếu sau ngày 15/3, sinh viên nhập học thì những sinh viên người Hàn Quốc này sẽ trở lại trường. Vậy phải cách ly 1.000 sinh viên đến từ vùng dịch như thế nào, giải quyết ra sao?”.

Chính vì vậy, ông Đạt cho biết, đã lấy ý kiến Hiệu trưởng của 7 trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và tất cả đều đồng thuận cho sinh viên nghỉ đến hết tháng 3/2020. Tuy nhiên, ông Đạt đồng tình đối với việc cho sinh viên khối y khoa đi học sớm vào giữa tháng 3.

Trước những băn khoăn lo lắng của các trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm nhấn mạnh: "Phải hết sức cân nhắc với quyết định cho học sinh, sinh viên đi học trở lại hay không? Đây là bài toán rất khó vì nó không phụ thuộc vào chủ quan của chúng ta, trong khi đó diễn biến tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp. Các trường nóng lòng cho học sinh đi học, tuy nhiên sinh mạng của người dân thành phố, sinh mạng của các em học sinh sinh viên phải đặt lên hàng đầu. Đây là chỉ đạo quán triệt từ trên xuống dưới của lãnh đạo thành phố".

Cũng theo ông Liêm, các trường trên địa bàn TP.HCM đã chuẩn bị mọi phương án để các em đi học trở lại. Tuy nhiên, bao giờ đi học thì sẽ do Chủ tịch UBND TP.HCM xem xét diễn biến tình hình và ra quyết định. 

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.