| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 23/08/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 23/08/2018

Chộn rộn nhập học sớm

Ngày 20/8 vừa qua, hầu hết trường học trên cả nước đều đồng loạt… tựu trường. Chủ trương “giảm nghỉ hè, tăng nghỉ Tết” của ngành giáo dục sau 10 năm triển khai, chỉ thấy rộ lên phong trào nhập học sớm. 

Theo quy định thì địa phương nào có điều kiện thích hợp có thể bắt đầu năm học mới từ ngày 1/8, trừ những vùng bị thiên tai, lũ lụt. Thế nhưng, chẳng có tỉnh, thành nào đủ can đảm để khẳng định việc dạy và học có thể ổn định ngay trong tháng 8, vì tâm lý cả thầy và trò là đến trường để đợi… ngày khai giảng!

Năm nay, số lượng học sinh lớp 1 tăng vọt, do 6 năm trước nhiều bậc cha mẹ thích sinh con vào tuổi “rồng vàng”. Tại Hà Nội, phải tiếp nhận 130 ngàn học sinh vào lớp 1. Còn tại TP.HCM, số lượng học sinh đăng ký vào lớp 1 nhiều đến mức nhiều trường tiểu học choáng váng. Hệ lụy kéo theo là khủng hoảng thiếu sách giáo khoa cho học sinh lớp 1.

Dù Nhà xuất bản Giáo Dục đã in thêm 30% sách giáo khoa lớp 1 nhưng tình trạng khan hiếm vẫn xảy ra. Ở những đô thị lớn, phụ huynh nháo nhào chen chân các nhà sách để mua cho con đầy đủ các loại sách mà nhà trường yêu cầu. Thậm chí, không ít phụ huynh phải ngược xuôi hàng chục nhà sách vẫn không gom đủ sách cho con. Tình cảnh ấy trực tiếp chứng minh quá trình cải cách giáo dục áp dụng cho bậc tiểu học vẫn còn đầy bất cập.

Ngoài sách giáo khoa, học sinh lớp 1 phải được trang bị các loại sách như sách Thủ công, sách Luyện tập mỹ thuật, sách Tiếng Anh… Khó hiểu hơn, các loại sách này lại luôn có kế hoạch thay đổi, cho nên những công ty sách và thiết bị trường học cũng không dám đặt hàng nhiều với Nhà xuất bản Giáo Dục vì sợ… tồn kho lỗ vốn. Mỗi năm hàng trăm triệu bản sách được in ra chỉ để phục vụ cho một năm học, thì không phải sự lãng phí sao? Biên soạn sách cho học sinh tiểu học cần dựa trên những tiêu chí và tiêu chuẩn cụ thể, chứ không thể ngẫu hứng chuyển đổi nội dung để phục vụ cho việc in sách mới. Một bộ sách giáo khoa nếu có cả sách tham khảo thì có giá thành không rẻ. Nếu gia đình có thu nhập thấp sẽ phải đối diện với bài toán tài chính nan giải, bởi lẽ số sách đứa con lớn đi học không thể tiếp tục sử dụng cho đứa con nhỏ.

Trước đây, ngày 5/9 được chọn làm “ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”. Đó là một ngày hội mà nhiều thế hệ đều ghi nhớ trong tiềm thức “buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh”. Bây giờ, nhập học sớm cũng không mang lại điều tốt đẹp gì, ngoài sự chộn rộn không cần thiết. Lẽ ra, khoảng thời gian trong tháng 8, các nhà quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên có thể ngồi lại với nhau để dự liệu những kế hoạch chu toàn nhất cho năm học mới, giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh và xã hội. Giáo dục đại học nhiều năm qua đã ê chề, mà giáo dục phổ thông cũng xộc xệch ngay từ bậc tiểu học, thì lương lai sẽ đi về đâu?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm