| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch Lạng Sơn: Lập chuyên án điều tra nhập lậu gia cầm giống

Thứ Ba 03/10/2023 , 14:06 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh: Đánh phải đánh vào đường dây, đánh phải vào tận gốc chứ không hời hợt, nếu không sẽ không xử lý dứt điểm được tình trạng nhập lậu gia cầm giống.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu phát biểu mở đầu cuộc họp.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu phát biểu mở đầu cuộc họp.

Cuộc họp được tổ chức sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh tình trạng buôn giống gia cầm lậu diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Bộ NN-PTNT cũng đã có văn bản số 6696/BNN-TY gửi Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn ngày 18/9/2023 về việc tiếp tục ngăn chặn, phát hiện và xử lý các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm.

Thành phần tham gia cuộc họp có đại diện các cơ quan: Sở NN-PTNT, Sở Công thương, Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cục Hải quan, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường, Văn phòng UBND tỉnh và UBND các huyện: Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định, Đình Lập.

Trước đó, ngày 18/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 426/CĐ-TTg về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các tỉnh, thành phố biên giới chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tình trạng buôn giống gia cầm lậu diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Lạng Sơn.

Tình trạng buôn giống gia cầm lậu diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Lạng Sơn.

Tại công văn Bộ NN-PTNT gửi Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, đề nghị địa phương thực hiện nghiêm Công điện số 426/CĐ-TTg của Thủ tướng ngày 18/5/2023, nêu rõ việc Báo Nông nghiệp Việt Nam đưa tin phản ánh về trình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc tiếp tục diễn biến phức tạp tại các địa phương, trong đó có các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang,…

Đính kèm các phóng sự điều tra giống gia cầm lậu trên Báo Nông nghiệp Việt Nam, Bộ NN-PTNT khẳng định vấn nạn nêu trong loạt bài chính là nguyên nhân dẫn đến các chủng virus cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, gây ra dịch bệnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm, sức khỏe người dân, gây bức xúc trong xã hội.

Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam tham dự cuộc họp.

Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam tham dự cuộc họp.

Tất cảTổng thuật

15 giờ 00 phút

Chủ tịch Lạng Sơn: Lập chuyên án điều tra nhập lậu gia cầm giống

ket luan1

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh: Đánh phải đánh vào đường dây, đánh phải vào tận gốc chứ không hời hợt, nếu không sẽ không xử lý dứt điểm được tình trạng nhập lậu gia cầm giống.

Chỉ đạo cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu yêu cầu Công an tỉnh, Biên phòng tỉnh và các cơ quan chức năng như 389, UBND các huyện vùng biên xây dựng kế hoạch chi tiết để xử lý tình trạng nhập lậu gia cầm trái phép qua địa phương mà Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh thời gian qua.

“Tỉnh không nằm im. Lạng Sơn đã rất trách nhiệm, kịp thời triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ NN-PTNT về tình trạng buôn lậu qua biên giới, 8 văn bản, 2 kế hoạch phòng chống dịch bệnh của Sở NN-PTNT. Nếu báo chí cần, chúng tôi sẽ cung cấp” – ông Thiệu nói.

Ông thừa nhận, bên cạnh kết quả đã đạt được, đánh giá tình hình cho thấy còn tồn tại các vấn đề: Có việc gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển trái phép qua biên giới vào Việt Nam, chủ yếu tại cửa khẩu Chi Ma. “Nếu không có thì làm sao bắt được ngần ấy số lượng gia cầm nhập lậu? Các đối tượng manh động, dùng nhiều thủ đoạn để trốn tránh. Các lực lượng chức năng của Lạng Sơn đã triển khai đồng bộ các chỉ đạo của tỉnh để ngăn chặn, kiểm soát công tác này, đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận từ các lực lượng 389, Công an, Biên phòng… Chúng ta phải xác định việc buôn bán trái phép sản phẩm gia cầm dự báo còn diễn biến phức tạp, đặc biệt từ nay đến cuối năm đòi hỏi tăng cường, phối hợp đồng bộ các lực lượng để đầy lùi tình trạng này”.

Chủ tịch Lạng Sơn yêu cầu Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tiếp tục duy trì, cần thiết tăng các chốt kiểm soát tại vùng biên; tăng cường tuần tra kiểm soát khu vực biên giới theo chức năng, nhiệm vụ. Yêu cầu Bộ Chỉ huy Biên phòng lập một số chuyên án để đấu tranh hành vi này, phải làm hết sức nghiêm túc, quyết liệt; làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng khác như Hải quan, 389, Công an, các huyện.

Đối với Hải quan, phối hợp chặt chẽ với các ngành, với lực lượng Biên phòng. Quản lý thị trường chịu trách nhiệm quản lý thị trường trong nội địa, tăng cường kiểm soát nhất là những tuyến đường từ Chi Ma về nội địa để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm. Cũng có trường hợp gia cầm đưa sâu vào nội địa nhưng cũng tiêu thụ tại chỗ, việc người dân mua để sản xuất từ nguồn con giống này.

Đối vối Công an tỉnh sẽ tăng cường lực lượng nắm tình hình, đấu tranh với hành vi sai phạm. “Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có bài viết như vậy, đề nghị CA tỉnh lập chuyên án để xử lý các đối tượng. Đánh phải đánh vào đường dây, đánh phải vào tận gốc chứ không hời hợt, nếu không sẽ không xử lý dứt điểm được” – ông Thiệu nhấn mạnh.

Theo ông Hồ Tiến Thiệu, lực lượng công an xã phải vào cuộc mạnh mẽ tại địa phương để đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là buôn bán con giống trái phép qua biên giới. “Cần có biện pháp cụ thể chứ không phải chung chung”, ông Thiệu nhấn mạnh.

Với Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp phòng chống buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới cũng như phòng chống dịch bệnh.

Các huyện còn lại gồm Đình Lập, Văn Lãng, Tràng Định, Cao Lộc không chủ quan. Vì nếu chúng ta làm mạnh ở Chi Ma, vì nhu cầu của dân ta là có thực, nên không được chủ quan và phải xây dựng ngay phương án, kế hoạch để tăng cường kiểm tra, kiểm soát khu vực biên giới, nếu xuất hiện thì xử lý ngay cho có hiệu quả.

“Chủ tịch cũng không thể nào mười tay mười chân, trăm tay trăm chân, Chủ tịch tỉnh đã phân công phân nhiệm, đặc biệt là đồng chí Dương Xuân Huyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Ban Chỉ đạo 389 chỉ đạo trực tiếp để tập trung, điều phối các lực lượng chỉ đạo cho tốt”, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn bày tỏ, nhấn mạnh.

Thứ tư, về chế độ thông tin báo cáo, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu hàng tuần vào lúc 16h00 ngày thứ 6 phải báo cáo và đầu mối là Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, từ đó Chủ tịch tỉnh nắm tình hình và có gì cần thiết thì sẽ tăng cường chỉ đạo thêm.

Người đứng đầu UBND tỉnh Lạng Sơn cảm ơn các cơ quan báo chí đã rất kịp thời vào cuộc để có tư liệu, hình ảnh trong phóng sự điều tra. Thậm chí, đây là việc rất vất vả, gian nan, thậm chí là nguy hiểm của các nhà báo. Báo chí đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung của địa phương và chúng tôi sẽ nghiêm túc chỉ đạo các đơn vị chức năng vào cuộc mạnh mẽ.

14 giờ 40 phút

Tổ chức cao điểm ngăn chặn gia cầm giống lậu

ong duong xuan huyen

Ông Dương Xuân Huyên (ảnh), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh: Ngày 18/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 426, UBND tỉnh Lạng Sơn, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã tổ chức cuộc họp và triển khai hết sức quyết liệt.

Hiện nay, đối với Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố thì công tác chỉ đạo đã triển khai tích cực, tuy nhiên do nhiều yếu tố, vẫn còn tình trạng thẩm lậu giống gia cầm, chủ yếu là gà, vịt giống, chủ yếu tại khu vực cửa khẩu Chi Ma.

Từ tháng 7/2023, hiện tượng vận chuyển trái phép gia cầm nhập lậu mới xuất hiện tại huyện Lộc Bình. Và cho đến nay, qua báo cáo của các ngành, đã bắt tổng cộng 31 vụ với hơn 100.000 con gà, vịt giống. Khi có hiện tượng này, từ khu vực biên giới là Bộ đội biên phòng chịu trách nhiệm, còn vào nội địa là công an, quản lý thị trường đã triển khai nhiều biện pháp. Tuy nhiên, các đối tượng buôn lậu gia cầm giống rất manh động nên việc phòng chống rất khó khăn.

“Thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng, tôi đề nghị đối với Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, và thành viên Ban chỉ đạo 389 các huyện biên giới cần tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng, của Bộ NN-PTNT và các văn bản của UBND tỉnh”, ông Huyên nhấn mạnh.

Các văn bản tinh thần chỉ đạo nội dung rất quyết liệt, do đó ông Dương Xuân Huyên đề nghị khi bắt được phải xử phạt thật nghiêm. Hiện cơ quan chức năng mới xử lý hành chính, tuy nhiên khi có dấu hiệu hình sự thì có thể xử lý hình sự để làm gương, răn đe. Và đặc biệt, buôn lậu con giống siêu lợi nhuận nên họ không từ thủ đoạn nào để vận chuyển vào nước ta.

Với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, cần tăng cường nắm bắt tình hình, nắm bắt thông tin và kịp thời xử lý vụ việc trên các tuyến biên giới, nắm bắt qua nhiều kênh, nắm bắt cơ sở để tăng cường lực lượng biên phòng tại Chi Ma để xử lý các vụ việc.“Cần tổ chức một đợt cao điểm từ nay đến tháng 11, vì giống gia cầm hiện nay nhập vào ồ ạt vào nước ta để phục vụ dịp Tết Nguyên đán”, ông Huyên đề xuất.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn cũng cảm ơn các cơ quan báo chí đã vào cuộc, cùng các địa phương và lực lượng chức năng để Ban Chỉ đạo 389 quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Mong các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành cùng địa phương đẩy mạnh tuyên truyền sự nguy hiểm của dịch bệnh cúm gia cầm để người dân khu vực biên giới không tham gia các đường dây buôn lậu giống gia cầm.

14 giờ 32 phút

Trạm kiểm soát động vật Hữu Lũng chưa bắt giữ được trường hợp buôn lậu gia cầm nào

ba dinh thi thu

Bà Đinh Thị Thu (ảnh), Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết, theo nhiệm vụ chức năng, Sở đã tham mưu với lãnh đạo tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh đối với lĩnh vực thú y, gia súc gia cầm từ cuối năm 2022. Từ đó UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, Thành phố và về tới tận các xã, bản…

Tháng 3/2023, Công điện 1030 trước tình trạng có virus cúm ở Campuchia đã có người tử vong, Sở cũng đã tham mưu với lãnh đạo tỉnh. Sở thực hiện công tác tham mưu đối với tình trạng quản lý giống gia cầm trong nội địa, có trạm kiểm soát động vật Hữu Lũng đặt trên Quốc lộ 1. Tuy nhiên, các đối tượng buôn lậu giống gia cầm hằng ngày không đi qua Quốc lộ 1 mà đi theo các con đường khác, do đó Trạm Hữu Lũng chưa bắt giữ được trường hợp nào.

14 giờ 25 phút

Đề nghị tăng cường lực lượng cho Đồn Biên phòng Chi Ma

ong hoang van chieu

Ông Hoàng Văn Chiều (ảnh), Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình thừa nhận, trong thời gian vừa qua có hiện tượng nhập lậu, lưu thông gia cầm giống qua địa bàn huyện. “Mặc dù đã có các biện pháp truy tìm, ngăn chặn, đặc biệt là tăng cường từ tháng 7/2023 đến nay nhưng các đối tượng buôn lậu vẫn lén lút thực hiện”, ông Chiều thông tin.

Ngày 28/9 vừa qua, huyện Lộc Bình đã tổ chức họp các đơn vị liên quan để trao đổi về vấn đề này. Theo báo cáo, các lực lượng biên phòng, hải quan, quản lý thị trường và công an đều bắt giữ được các vụ nhập lậu gia cầm.

Cụ thể, quản lý thị trường bắt được hơn 4.800 con gà lậu đêm 29/9, hải quan bắt giữ 2 vụ vào ngày 24 và 29/9, bộ đội biên phòng bắt gữ 12 vụ vào khoảng 17.000 con gà và 3.600 con vịt, công an huyện bắt giữ được khoảng 400 con gà.

Theo ông Chiều, từ tháng 7 đến nay, ngoài biên phòng và hải quan, các lực lượng trong nội địa như quản lý thị trường và công an đã phối hợp chặt chẽ với Đồn biên phòng Chi Ma để ngăn chặn, bắt giữ các đối tượng buôn lậu này.

Nhập chú thích ảnh

Phòng Cảnh sát kinh tế công an tỉnh Lạng Sơn, phối hợp Đội quản lý thị trường số 3 (Lộc Bình) bắt giữ hơn 4.800 gà con giống nhập lậu. Ảnh: Báo Nhân dân.

Liên quan đến hoạt động trong thời gian tới, ông Hoàng Văn Chiều nhấn mạnh, cần xác định bộ đội biên phòng sẽ là lực lượng nòng cốt và đề xuất Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh có thể tăng cường lực lượng cho Đồn Biên phòng Chi Ma và các lực lượng khác như hải quan, quản lý thị trường và công an tiếp tục hỗ trợ thêm.

14 giờ 18 phút

Công tác phòng, chống gia cầm nhập lậu còn phải kéo dài

ong nguyen minh tuan

Ông Nguyễn Minh Tuấn (ảnh) – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, thời quan qua, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các đội, nhất là đội tuyến biên giới, các lực lượng của huyện Lộc Bình để ngăn chặn giống gia cầm nhập lậu từ Chi Ma về.

Với địa hình từ Chi Ma về đến Lộc Bình có rất nhiều đường mòn lối mở, những đường ngắn và lực lượng chức năng mỏng, nhiều khi phối hợp để triển khai rồi, đón lõng rồi nhưng rất khó khăn trong việc triển khai chống buôn lậu gia cầm giống.

Thứ hai, hầu hết các đối tượng đã bị bắt giữ nhiều lần. Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với huyện, các đơn vị tỉnh và Ban chỉ đạo 389 thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nhưng đối tượng có hiện tượng đánh lừa lực lượng chức năng, đem các xe không đi. Các lực lượng chức năng kiểm tra xe hàng không có gì, rồi kiểm tra xong rồi thì các đối tượng vận chuyển tiếp.

Theo nhận định, từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu lượng con giống rất nhiều nên khả năng công tác phòng, chống gia cầm nhập lậu kéo dài.

Đến nay, lực lượng quản lý thị trường đã bắt giữ được 6 vụ với số tiền 208 triệu đồng, hơn 40.000 con vịt giống và hơn 4 tấn vịt nguyên con đã mổ và 2,5 tấn chân gà.

14 giờ 12 phút

Công an Lạng Sơn: 'Buôn bán gia cầm lậu diễn ra lén lút chứ không rầm rộ, công khai'

ong nguyen minh tuan 1

Đại tá Nguyễn Minh Tuấn (ảnh), Phó Giám đốc CA tỉnh Lạng Sơn thông tin: các đối tượng rất hung hãn khi bị lực lượng chức năng kiểm tra. Điển hình là ngày 29/9 vừa rồi, lực lượng CSGT đã tổ chức bắt giữ vụ việc hơn 18.000 con gà giống nhập lậu, các đối tượng liều lĩnh đâm cả xe vào lực lượng CSGT. Mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt nhưng hiện nay tình trạng này vẫn còn. Công an tỉnh đã tổ chức cuộc họp yêu cầu Trưởng công an các huyện đi kiểm tra, báo cáo tình trạng này.

“Chúng tôi khẳng định, tình trạng này diễn ra lén lút, trốn tránh lực lượng chức năng chứ không dám hoạt động rầm rộ, công khai” – Đại tá Nguyễn Minh Tuấn cho biết.

14 giờ 10 phút

Bắt giữ 20 vạn giống gia cầm gà, vịt nhập lậu từ tháng 7/2023

ong nong quang tam

Thượng tá Nông Quang Tám (ảnh), Đại diện Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn cho biết: chức năng, nhiệm vụ của Bộ chỉ huy (BCH) Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn là quán triệt thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo các đồn biên phòng, đặc biệt là Đồn biên phòng Chi Ma tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu gia cầm vào Việt Nam.

Từ tháng 7/2023 bắt đầu có hiện tượng này. BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã triển khai lực lượng, tăng cường thêm 20 đồng chí cho Đồn biên phòng Chi Ma. Hoạt động này là có ở khu vực vùng biên. Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng đêm tối, qua rào biên hoặc rút rào lên để tuồn giống gia cầm lậu vào bên trong, sau đó từ biên giới vào các bản của xã Yên Khoái, Tú Mịch, tiếp đó tập kết tại bản Thín… của các xã sâu trong nội địa rồi đưa lên xe máy để đưa lên ô tô vận chuyển về xuôi.

Từ tháng 7/2023 đến nay đã phát hiện 12 vụ, bắt trên 20 vạn con gà vịt giống; bắt, xử phạt hành chính hơn 9 triệu đồng đối với 3 đối tượng.

Ông Tám đề xuất với Chủ tịch tỉnh thời gian tới tiếp tục tăng cường tổ chức ngăn chặn các đơn vị chức năng tăng cường bắt giữ, kiểm tra các đối tượng đi phương tiện ô tô, xe máy vào vùng biên để thực hiện hành vi. Qua thông kế có 4 hộ gia đình tại xã Yên Khoai có hoạt động nhập lậu, đã gọi lên để vận động, tuyên truyền các trường hợp này.

14 giờ 00 phút

Vụ việc buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới rất phức tạp

ong ho tien thieu

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu khẳng định việc buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới rất phức tạp.

Theo ông Hồ Tiến Thiệu – Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, đây là cuộc họp đột xuất bởi tỉnh xét thấy tính chất của vấn đề cần phải triệu tập cuộc họp ngay.

Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 426, và Bộ NN-PTNT đã có công văn chỉ đạo UBND các tỉnh biên giới. Và Bộ NN-PTNT có văn bản gửi trực tiếp cho Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn để làm tốt công tác phòng, chống buôn bán, vận chuyển con giống từ nước ngoài vào Việt Nam.

Tỉnh Lạng Sơn đã rất nỗ lực triển khai. Cụ thể, từ khi có công điện của Thủ tướng và Bộ NN-PTNT, không tính các kế hoạch của cơ quan, ban, ngành, riêng UBND tỉnh đã ban hành 8 văn bản chỉ đạo vấn đề này, để thấy là sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban, chứ không phải Ủy ban ngồi yên, không chỉ đạo gì.

Việc buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới vào nước ta rất tác hại, chúng ta trải qua rất nhiều đợt địch cúm gia cầm, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và sức khỏe của người dân.

Và vừa rồi dịch bệnh Covid-19 được kiềm chế thì hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới xuất hiện trở lại. Gần đây Báo Nông nghiệp Việt Nam có một loạt bài nêu vấn đề tình trạng gia cầm qua biên giới vận chuyển vào Việt Nam rất sôi động. “Đọc các bài thì thấy tính chất vấn đề rất phức tạp chứ không đơn giản”, ông Thiệu nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cũng cho rằng, với quan điểm phải thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT và trách nhiệm của Lạng Sơn là tỉnh địa đầu của Tổ quốc, cũng như trách nhiệm với đất nước, nên tỉnh quyết liệt chỉ đạo, thực hiện việc ngăn chặn tình trạng gia cầm nhập lậu qua biên giới vào Việt Nam qua cửa khẩu địa bàn tỉnh.

“Chúng tôi muốn nghe các ngành, huyện báo cáo cụ thể tình hình nhập lậu diễn ra như thế nào, vì báo nêu như thế không phải là nhỏ lẻ, lén lút mà có thể nói là ngang nhiên rồi. Vậy đó là tình trạng phổ biến không hay là vụ việc nhỏ?”, ông Thiệu đặt câu hỏi.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cảnh báo mưa lớn tại khu vực Trung Bộ, kéo dài nhiều ngày

Từ ngày 3/11, khu vực Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa lớn, lượng mưa phổ biến 40-100mm cục bộ có nơi trên 200mm.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất