| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch nước cắt băng thông xe kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Thứ Tư 19/01/2022 , 14:05 (GMT+7)

Tiền Giang Ngày 19/1, UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên trong đoàn công tác tham dự, cắt băng thông xe kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: Minh Đảm.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên trong đoàn công tác tham dự, cắt băng thông xe kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: Minh Đảm.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có vai trò đặc biệt quan trọng trong giao thương kết nối khu vực ĐBSCL với TP.HCM và các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự án có tổng vốn dầu tư 12.668 tỷ đồng. Dự án được Thủ tướng Chính phủ qua các thời kỳ rất quan tâm, trực tiếp đến công trường kiểm tra, thúc đẩy tiến độ, động viên và chúc mừng những dấu mốc đạt được tại dự án.

Hiện nay, dự án đã hoàn thành tuyến chính, cơ bản hoàn thành các tuyến nối và doanh nghiệp sẽ phối hợp với Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang và các cơ quan liên quan kiểm soát các vấn đề an ninh trật tự trong quá trình tổ chức phục vụ xe (ô tô) trong dịp Tết Nhâm Dần từ ngày 25/01/2022 đến ngày 10/2/2022 đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người dân.

Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, suốt gần 10 năm đầu triển khai dự án với 2 lần thay đổi nhà đầu tư, 3 lần thay đổi tổng mức đầu tư, 4 lần lùi thời hạn hoàn thành và dự án chỉ đạt được 10% khối lượng.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, công trình này kéo dài do nhiều nguyên nhân, gây bức xúc cho 20 triệu người dân, đã ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, tai nạn giao thông, ách tắc giao thông… của người dân và doanh nghiệp ở ĐBSCL. Chính phủ đã có một số quyết định táo bạo, quan trọng, nhất là chuyển chủ đầu tư sang UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc biệt, đã quyết định thay đổi tổng thầu xây dựng với chủ đầu tư mới là Tập đoàn Đèo Cả. Chính vì vậy đã vượt qua rất nhiều khó khăn.

Thứ nhất là vốn đầu tư, việc đầu tư theo BOT là cần thiết. Tuy nhiên, thời điểm đó không thể huy động được vốn đầu tư từ các ngân hàng. Do đó, Thủ tướng và tập thể Chính phủ đã bàn bạc và thống nhất chi phí đầu tư giải phóng mặt bằng sẽ do Nhà nước hỗ trợ. Thứ hai, đó là vấn đề cát san lấp mặt bằng, xây dựng ở ĐBSCL đang rất khan hiếm, khó khăn. Thứ ba, nền đất ở ĐBSCL là nền đất yếu, sụt lún phải xử lý phức tạp. Đặc biệt, vấn đề Covid-19 ké dài gây khó khăn suốt hai năm.

Nhưng với ý chí của cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư, nhà khoa học. Dự án cũng đã vượt qua những khó khăn đó và hoàn thành thành lời hứa trước 20 triệu người dân sớm đưa công tình vào sử dụng góp phần vào sự phát triển của ĐBSCL. “Đây là thắng lợi của một doanh nghiệp Việt Nam, tự cường vươn lên về khoa học công nghệ và ý chí”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Minh Đảm.

Chủ tịch nước phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Minh Đảm.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng biểu dương tập thể cán bộ đội ngũ công nhân nhà đầu tư, UBND tỉnh Tiền Giang, các ngân hàng hợp vốn, đặc biệt là hơn 3.300 hộ dân đã nhường đất đai thực hiện công trình quan trọng này.

Với tinh thần thắng không kiêu, bại không nản, không được thoả mãn non với thành tích ban đầu này, Chủ tịch nước yêu cầu chủ đầu tư và cơ quan có thẩm quyền tiếp tục đôn đốc, giám sát để công trình đưa vào khánh thành sử dụng đúng tiến độ. Sau khánh thành tiếp tục quản lý tốt công trình, tiếp tục khắc phục những điểm bất cập chất lượng nếu có. Đặc biệt, quyết toán, kiểm toán công trình theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt là phải đảm bảo an toàn giao thông ngay từ thời điểm này.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 46km. Theo Chủ tịch nước cho biết, đến nay tuyến cao tốc này cũng đã được thi công đạt gần 40% khối lượng để thông suốt toàn tuyến Cần Thơ – TP.HCM.

Không dừng ở đó, theo Chủ tịch nước thời gian tới sẽ tiếp tục khởi công tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đã có dự án. Đặc biệt, sẽ sớm làm toàn bộ đường ven biển Tây và biển Đông; một số tuyến cao tốc. “Tôi đề nghị các sân bay, cảng biển, cảng sông lớn, hệ thống logistic ở miền Tây Nam bộ tiếp tục hoàn thiện phát triển như một hệ sinh thái, tạo điều kiện cho vùng lúa, vùng trái cây, vùng thuỷ sản lớn nhất Việt Nam có điều kiện phát triển giảm chi phí”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước yêu cầu Bộ GTVT và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc để tạo điều cho miền Tây có một sự cất cánh cần thiết trong nhiệm kỳ quan trọng này. Cùng với đó, Chủ tịch nước cũng yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu xây dựng đường cao tốc tôc độ nhanh TP. HCM – Cần Thơ để phát triển một chuỗi đô thị của TP. HCM và các tỉnh lân cận.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.