| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch nước: 'Coi người học là trung tâm của quá trình đào tạo'

Thứ Bảy 20/11/2021 , 20:21 (GMT+7)

Sáng 20/11, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và khai giảng năm học mới 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các nhà giáo lão thành, các thầy giáo, cô giáo và các em sinh viên, học viên của Học viện nông nghiệp Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại lễ khai giảng năm học 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: HVNN.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại lễ khai giảng năm học 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: HVNN.

Chủ tịch nước biểu dương Học viện đã tiên phong, không ngừng đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn và nhu cầu của doanh nghiệp, xây dựng nông thôn mới, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho sinh viên.

Học viện cũng tích cực đề xuất thí điểm cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn với giao kinh phí; Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 12 thầy cô có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Ảnh: HVNN.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 12 thầy cô có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Ảnh: HVNN.

Chủ tịch nước khẳng định, trong những kết quả rất ấn tượng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có đóng góp tích cực của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Song Chủ tịch nước cũng nêu những thách thức lớn đối với nền nông nghiệp nước nhà đòi hỏi Học viện cần tham gia giải quyết.

Ví dụ như việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiện nay của Việt Nam sẽ yêu cầu phải sản xuất dựa trên chất lượng thay vì số lượng, đáp ứng cả nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Cơ cấu nông nghiệp sẽ thu hẹp lại, nhường chỗ cho công nghiệp và dịch vụ.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những thay đổi sâu sắc cả phương thức sản xuất và quan hệ sản xuất, đòi hỏi chúng ta phải bắt kịp xu thế đó để xây dựng được nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng cao.

Những thách thức về biến đổi khí hậu, mất cân bằng môi trường sinh thái đang ảnh hưởng lớn đến tính bền vững của nền nông nghiệp nước nhà, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vốn là vựa lúa của cả nước,...

Đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19, việc duy trì Học viện vừa thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống và thích ứng linh hoạt và an toàn với dịch bệnh, vừa đảm bảo tính liên tục thống nhất của hệ sinh thái dạy và học, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế thông qua các hình thức trực tuyến là nhiệm vụ khó khăn. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho GS. TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: HVNN.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho GS. TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: HVNN.

Chủ tịch nước đề nghị, Học viện tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo để học viên ra trường đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Ngoài đào tạo chuyên môn cần coi trọng đào tạo, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ năng mềm cho học viên. Phải gắn chặt nhiệm vụ đào tạo với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Bên cạnh đó, phải tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Học viện phải nhanh chóng chuyển đổi cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo bắt đầu từ việc xác định đúng chuẩn đầu ra, chuyển đổi phương pháp đào tạo từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cho người học.

"Coi người học là trung tâm của quá trình đào tạo. Ứng dụng tối đa công nghệ để nâng cao hiệu quả đào tạo, kể cả đào tạo trực tuyến, mô hình phòng thí nghiệm trực tuyến, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang phải từng bước 'thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19' cũng như đối mặt với các nguy cơ rủi ro khác có thể xảy ra. Gắn đào tạo trong nhà trường với thực tiễn sản xuất-kinh doanh, sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao. Khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong sinh viên.

Đề nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành Trung ương chú trọng chỉ đạo và đầu tư để Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành mô hình trường đại học kiểu mẫu trong đào tạo", Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn hóa nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện và chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn hóa nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện và chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Mong muốn Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhanh chóng trở thành một trường đại học nghiên cứu mẫu mực như đã định hướng, Chủ tịch nước yêu cầu Học viện cần tiếp tục tích cực, sáng tạo để thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi về dự Lễ khai giảng năm học 2018-2019 là các nghiên cứu của Học viện phải hướng tới “tam nông” - nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.  

Chủ tịch nước cũng yêu cầu Học viện tiếp tục thực hiện 5 nhiệm vụ “đặt hàng” mà ông đã nêu ra trong dịp về dự Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Học viện, ngày 12/10/2016.

Trong đó, lưu ý việc Học viện cần tiếp tục tích cực tham vấn cho các cơ quan Nhà nước thực hiện mục tiêu xanh hóa nông nghiệp, chẳng hạn như chiến lược trồng 1 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021-2025 để chủ động về bảo vệ môi trường, thực hiện cam kết về giảm phát thải khí nhà kính mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26 vừa qua; giảm nhanh việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao; xây dựng cụm liên kết ngành nông nghiệp, qua đó có thể đạt được những kết quả quan trọng nhờ tăng cường các mối liên kết giữa nông dân với các tác nhân thương mại và cơ sở hạ tầng có liên quan… 

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho 12 thầy, cô giáo có nhiều thành tích xuất sắc cũng như các nghiên cứu khoa học đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục và sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam.

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Nguyễn Thị Lan thay mặt tập thể lãnh đạo Học viện đã gửi lời cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các đồng chí Lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước; các ban, bộ, ngành TƯ; Thành ủy Hà Nội; lãnh đạo các doanh nghiệp; các trường THPT; các tổ chức quốc tế đã dành thời gian về dự buổi lễ và chúc mừng các thầy cô giáo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam hôm nay. Và GS. TS Nguyễn Thị Lan khẳng định sẽ tiếp thu, thực hiện những ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước.

Cùng đó, Giám đốc Học viện cũng gửi lời chúc mừng đến các thế hệ nhà giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2021) và khai giảng năm học mới 2021-2022 của Học viện, chúc các thầy, các cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt, tiếp tục đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Học viện trong thời kỳ mới.

Giám đốc Học viện chúc toàn thể các em sinh viên, đặc biệt là các em tân sinh viên khóa 66 luôn mạnh khỏe và dành được những thành tích xuất sắc trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện....

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.