Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Josep Borrell Fontelles
Thứ Ba 30/07/2024 , 11:32 (GMT+7)Sáng 30/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm có buổi tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Josep Borrell Fontelles sang thăm chính thức Việt Nam.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao Liên minh Châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell Fontelles tại Phủ Chủ tịch.
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao Liên minh Châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell Fontelles thăm chính thức Việt Nam từ ngày 29 - 31/7.
Trước đó, ngày 25/7, Phó Chủ tịch EC, Đại diện cấp cao EU về Chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell Fontelles đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết ông Josep Borell Fontelles sau đó đến Lào tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao EU-ASEAN, cũng như Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn khu vực ASEAN.
Dự kiến trong chuyến thăm, ngoài hội kiến Chủ tịch nước Tô Lâm, ông Phó Chủ tịch Josep Borell Fontelles còn hội kiến lãnh đạo Chính phủ, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, gặp gỡ báo chí và một số hoạt động khác.
Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 28/11/1990. Năm 1996, EU mở Phái đoàn Đại diện của Ủy ban Châu Âu (EC) tại Hà Nội. Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU (có hiệu lực từ 1/10/2016) đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - EU, tạo cơ sở pháp lý đưa hợp tác hai bên sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn.
Về kinh tế, năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 58,5 tỉ USD. Kim ngạch 6 tháng đầu năm 2024 đạt 24,7 tỉ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023. EU hiện là đối tác kinh tế - phát triển quan trọng của Việt Nam, là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất, đối tác thương mại lớn thứ 5, thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc, Mỹ), thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)).
Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020 là một hiệp định FTA thế hệ mới, có mức độ cam kết rất cao ở nhiều lĩnh vực, lần đầu tiên EU kết thúc đàm phán với một nước đang phát triển ở châu Á. Hiệp định cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, gồm các quy định về: Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Phát triển bình vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Các vấn đề pháp lý...
tin liên quan
Tan hoang bản Đửa sau trận lũ quét dữ dội
Lũ quét tràn qua trong tích tắc làm tan hoang bản Đửa, vùng đất còn nghèo khó của huyện vùng cao Tương Dương, Nghệ An. Lúc này lòng người đang bộn bề nỗi lo toan.
Sắc màu TH tại Lễ hội Trái cây Việt Nam ở Bắc Kinh
Đến với Lễ hội Trái cây Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Tập đoàn TH còn mang đến những sản phẩm phong cách mới là những sản phẩm chế biến từ trái cây.
Ấn tượng gian hàng Doveco tại Lễ hội trái cây Việt Nam ở Bắc Kinh
Doveco kỳ vọng, ngoài trái cây tươi, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh được xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ trái cây sang thị trường Trung Quốc.
Báo Nông nghiệp Việt Nam đoạt 3 giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 2024
Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối.
Kinh hoàng vụ sạt lở đất trên Quốc lộ 2 tại Hà Giang
Hà Giang Đến 19h ngày 29/9, công tác tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích do sạt lở tại Quốc lộ 2, đoạn qua huyện Bắc Quang (Hà Giang) vẫn tiếp tục diễn ra.
Hình ảnh chuẩn bị sát giờ khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất ở Bắc Kinh
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất, tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, nhộn nhịp từ lúc 5h sáng, giờ địa phương.