| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch nước yêu cầu các địa phương không 'ngăn sông cấm chợ'

Thứ Hai 11/10/2021 , 14:03 (GMT+7)

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri huyện Củ Chi sáng 11/10.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri huyện Củ Chi sáng 11/10. Ảnh: Nguyên Phú.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri huyện Củ Chi sáng 11/10. Ảnh: Nguyên Phú.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý các địa phương, người dân hiểu đúng hơn về quan điểm "mỗi phường xã là một pháo đài chống dịch". Theo đó, khái niệm "pháo đài" để thể hiện tầm quan trọng của bộ máy, cán bộ cơ sở trong công tác phòng, chống Covid-19.

"Pháo đài không có nghĩa là biệt lập, không có nghĩa là được ra những quy định riêng biệt, trái với chỉ đạo của Trung ương. Các địa phương không được “ngăn sông cấm chợ”, cản trở các hoạt động, cản trở sự lưu thông hàng hóa, dịch chuyển lao động", ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Người đứng đầu Nhà nước cho rằng, nếu làm không tốt, hiểu không đúng nghĩa "pháo đài", mỗi nơi một kiểu, gây ách tắc cho doanh nghiệp lưu thông, đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều bất cập sẽ xảy ra, gây khó khăn cho người dân, hạn chế việc sản xuất, kinh doanh, cũng như công tác phòng, chống dịch bệnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Bộ Chính trị, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã họp nhiều phiên và đưa ra quyết định chuyển chiến lược "Zero Covid" sang “thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19”. Đó là bước chuyển phù hợp trong bối cảnh tỷ lệ bao phủ vacxin phòng Covid-19 tại TP.HCM và cả nước ở mức cao.

"Với tỷ lệ bao phủ vacxin cao và biện pháp 5K, chúng ta phải vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, thúc đẩy kinh tế xã hội, không để TP.HCM rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu về kinh tế, ảnh hưởng đến việc làm, đời sống người dân", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Về việc tiêm vacxin phòng Covid-19 cho trẻ em, Chủ tịch nước khẳng định, tạo điều kiện để các cháu đến trường là điều luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ông cho biết, hiện Bộ Y tế cùng các cơ quan chuyên môn đang xem xét và dự kiến sẽ có quyết định việc tiêm vacxin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trong tháng 10/2021.

Chủ tịch nước tại Hội nghị trực tuyến tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri huyện Củ Chi sáng 11/10. Ảnh: Nguyên Phú.

Chủ tịch nước tại Hội nghị trực tuyến tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri huyện Củ Chi sáng 11/10. Ảnh: Nguyên Phú.

Chủ tịch nước cũng cho biết, trong chuyến công tác tại Cuba hồi tháng 9, Việt Nam đã đàm phán mua 5 triệu liều vacxin phòng Covid-19 cho trẻ em trong tổng số 10 triệu liều. Trong chuyến công tác tại Mỹ, Chủ tịch nước đã đến thăm Công ty Pfizer, tại đây Pfizer hứa cung ứng 20 triệu liều vacxin phòng Covid-19 cho Việt Nam trong thời gian tới.

"Nếu lượng vacxin phòng Covid-19 trên về sớm, cuối tháng 10 này, chúng ta có thể tiêm cho trẻ em để các cháu đảm bảo an toàn trước khi đến trường, hạn chế được việc phải học trực tuyến", Chủ tịch nước nói.

Nói về huyện Củ Chi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực mà chính quyền, nhân dân huyện Củ Chi đã đạt được trong thời gian qua, Củ Chi là một trong hai địa phương đầu tiên kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM. Tuy nhiên, Chủ tịch nước yêu cầu, huyện cần đảm bảo phối hợp nhịp nhàng với các địa phương xung quanh nhằm tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, khôi phục kinh tế trong thời gian tới.

Đặc biệt, huyện Củ Chi cần tăng cường hơn trong công tác cải thiện môi trường đầu tư, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Không chỉ các chính sách kinh tế, các lĩnh vực an sinh xã hội cần sớm tháo được những nút thắt.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, huyện Củ Chi không nên chỉ sản xuất nông nghiệp theo phương pháp truyền thống như nơi khác, mà cần nghiên cứu để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi thế mạnh dựa trên thành tựu công nghệ.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa 'vàng' chưa đủ hạ nhiệt

Bình Phước Cơn mưa đổ xuống một số nơi trên địa bàn tỉnh Bình Phước mới đây tuy không lâu, lượng mưa không cao, nhưng cũng phần nào giải nhiệt, và 'giải khát' cho cây trồng.