| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch UBND huyện Cái Nước lên tiếng xung quanh việc quy hoạch chợ

Thứ Sáu 18/05/2018 , 11:06 (GMT+7)

Liên quan đến việc tiểu thương ở chợ Cái Nước (huyện Cái Nước, Cà Mau) bức xúc trước việc chính quyền địa phương thực hiện quy hoạch chợ chưa phù hợp.

Từ đó, khiến cho việc mua bán của tiểu thương gặp nhiều khó khăn, nhiều ý kiến trái chiều, dẫn đến tình hình ANTT diễn biến phức tạp.
 

Xây dựng chợ là nhu cầu cấp thiết

Theo ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước, chợ Cái Nước được quy hoạch và đầu tư xây dựng từ năm 1984 đến năm 2005, chợ này xuống cấp trầm trọng, điều kiện đi lại của tiểu thương gặp nhiều khó khăn, bất tiện. “Từ thực tế trên, huyện đã mời gọi nhà đầu tư, thực hiện dự án nâng câp, xây dựng chợ khang trang hơn, để việc mua bán của tiểu thương được thuận lợi”, ông Giang nói.

Chợ Cái Nước, nơi bà con tiểu thương không đồng tình với các vấn đề còn bất cập.

Theo nhiều tiểu thương tại chợ, năm 2015, nhà lồng chợ xuống cấp, hư hỏng nặng, có nguy cơ đổ sập, gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của bà con tiểu thương. Bên cạnh đó, môi trường xung quanh ẩm thấp, lộ giao thông trật hẹp, việc mua bán của tiểu thương gặp nhiều khó khăn. Từ đó, người dân địa phương đã yêu cầu chính quyền địa phương đưa ra giải pháp để kêu gọi đầu tư, nâng cấp hạ tầng khu vực chợ.

Một tiểu thương (xin giấu tên) cho biết, do không có nguồn vốn đầu tư, huyện đã hợp tiểu thương thống nhất theo phương án, như nộp tiền thuê quầy sạp trước, sau đó miễn trừ lại thời gian không thu tiền trên cơ sở (tổng mức đầu tư của dự án, số tiền nộp trước, giá thuê theo quy định của UBND tỉnh…).

“Phần đầu tư cơ sở hạ tầng, tiểu thương chúng tôi thống nhất theo hình thức bốc thăm hoặc sắp xếp lại theo hiện trạng chợ cũ. Tùy khu vực, sau đó địa phương có họp và xin ý kiến thống nhất của tiểu thương mới thực hiện”, tiểu thương này cho biết thêm.

Theo đó, dự án chợ Cái Nước được đầu tư xây dựng gồm các hạng mục: bờ kè buôn bán trái cây, rau củ, thực phẩm; khu nhà lồng tạm để di dời, sắp xếp tiểu thương vào mua bán khi xây dựng chợ (giai đoạn 1); khu nhà lồng xây dựng lại (giai đoạn 2); khu kiot xây dựng lại (giai đoạn 3) và khu chợ tự tiêu tự sản (giai đoạn 4).

“Trước nhu cầu thực tế nói trên, BTV huyện ủy Cái Nước đã thống nhất chủ trương huy động trước nguồn kinh phí thuê mặt bằng chợ để thực hiện đầu tư, nâng cấp chợ theo từng giai đoạn và giao UBND TT Cái Nước làm chủ đầu tư”, ông Giang thông tin thêm.
 

Sẽ xem xét giải quyết quyền lợi chính đáng của tiểu thương

“Sắp tới, chúng tôi sẽ phối hợp với UBND TT Cái Nước, mời tiểu thương lại để đối thoại, nhằm tìm ra mấu chốt, những khúc mắt của bà con để giải quyết dứt điểm tình trạng khiểu kiện. Đảm bảo tinh thần dân chủ, minh bạch. Quyết không để quyền lợi của tiểu thương bị ảnh hưởng”. Đó là cam kết của ông Giang tại buổi gặp gỡ, trao đổi với PV Báo NNVN vào chiều ngày 17/5.

Theo đánh giá khách quan của đại diện UBND huyện Cái Nước, bên cạnh việc triển khai thực hiện dự án thì chủ đầu tư vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế:

Thứ nhất, việc quy hoạch phân lô sạp đã được thực hiện từ năm 1983 và được điều chỉnh từ năm 2003, 2004. Tuy nhiên, do công tác quản lý thiếu chặt chẽ nên để người dân lấn chiếm, làm nơi mua bán nên đến khi thực hiện dự án có nhiều trở ngại.

Thứ hai, theo ông Giang, các quyền lợi của tiểu thương đã được xem xét cơ bản, hợp tình, phù hợp với điều kiện cụ thể. Qua phản ánh của dư luận, địa phương sẽ họp bàn, xem xét giải quyết vấn đề ổn thỏa, phù hợp với thực tế.

“Đối với việc triển khai thực hiện xây dựng chợ qua từng giai đoạn, địa phương đã thực hiện đúng quy định và có thành lập ban giám sát đầu tư cộng đồng”, ông Giang nói.

Về tình hình vay nợ của tiểu thương thì ông Giang cho biết, khi thực hiện dự án, huyện có thông báo, bà con nào gặp khó khăn, có nhu cầu vay vốn, UBND TT Cái Nước sẽ kết nối với ngân hàng để hỗ trợ vay vốn. Tuy nhiê, đa số bà con đều không có nhu cầu.

Thứ ba, đối với việc cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng, hệ thống chiếu sáng, PCCC tuy đã thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tế của tiểu thương. Vấn đề này, UBND huyện Cái Nước cam kết sẽ tập trung, chỉ đạo, khắc phục ngay.

“Về phản ánh của người dân, một số cán bộ có biểu hiện nhũng nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu công tâm, trong giao tiếp thiếu lịch sự, hòa nhã…chúng tôi sẽ xem xét và có biện pháp xử lý phù hợp và nhận lỗi trước dân. Quyết không bao che đối với những trường hợp trên”, ông Giang khẳng định.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.