| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cảm ơn người dân trong phòng, chống dịch Covid-19

Thứ Năm 27/05/2021 , 13:45 (GMT+7)

Sáng 27/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì hội nghị trực tuyến giao ban thường kỳ tháng 5/2021.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, hội nghị được tổ chức trong bối cảnh Thành phố vừa trải qua một tháng vô cùng khó khăn, nhiều biến động do ảnh hưởng phức tạp của dịch Covid-19. Biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh gây nhiều khó khăn trong công tác điều tra, truy vết, khoanh vùng dập dịch.

Đến nay, UBND Thành phố đã ban hành 9 Công điện, 02 Chỉ thị và nhiều văn bản chỉ đạo kiểm soát từng bước hoạt động sản xuất - kinh doanh, sinh hoạt của người dân theo diễn biến của dịch bệnh. Sau rất nhiều giải pháp quyết liệt, có ngày Thành phố không ghi nhận thêm ca nhiễm mới trong cộng đồng, song từ ngày 23/5 đến nay, đã phát sinh thêm ổ dịch mới tại Công ty cổ phần tập đoàn T&T số 2 Phạm Sư Mạnh, Hoàn Kiếm và tòa Park 11 khu đô thị Times City chưa xác định được nguồn lây, đòi hỏi Thành phố cần có giải pháp dứt khoát hơn nữa, thần tốc hơn nữa để sớm khống chế, kiểm soát dịch bệnh.

Đánh giá các mặt công tác trong tháng qua, thay mặt Tập thể Lãnh đạo UBND Thành phố, ông Chu Ngọc Anh ghi nhận và biểu dương sự cố gắng, nỗ lực cao độ của toàn thể các cấp, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn vừa ngày đêm điều tra truy vết, xử lý dịch bệnh, đặc biệt là CDC Hà Nội, các lực lượng tuyến đầu chống dịch, trung tâm y tế các cơ sở, vừa thực hiện các nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của đất nước và Thành phố.

Thành phố ghi nhận và biểu dương hoạt động hiệu quả của các tổ dân phố, tổ phục vụ công tác bầu cử; cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, Thành phố, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đã luôn ủng hộ, đồng hành, chung sức cùng Thành phố chống dịch.

Đặc biệt, Thành phố ghi nhận, biểu dương và cảm ơn tinh thần tự giác cao và sự đóng góp từ ý thức của người dân trong công tác phòng chống dịch.

Ông Chu Ngọc Anh cho biết, ngày 23/5 vừa qua, Thành phố đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm, phục vụ tốt hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành phố và nhân dân Thủ đô thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân tại các khu vực bầu cử. Tính đến 19h00, ngày 23/5/2021, số cử tri đi bầu toàn Thành phố đạt 99,13%.

“Đặc biệt, qua nghiên cứu báo cáo phát triển KT-XH tháng 5, trước ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Thành phố vẫn kiên trì thực hiện “mục tiêu kép”, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng 5 tăng trưởng khá” - Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh.

Cụ thể, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 1,8% so với tháng 4 và tăng 5,1% so với tháng 5 năm 2020; lũy kế 5 tháng tăng 9,4% so với 5 tháng năm 2020, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm tỷ trọng chủ yếu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp) tăng 9,7%;

Kim ngạch xuất khẩu tương đương tháng 4 và tăng 2,5% so với tháng 5 năm 2020; kim ngạch nhập khẩu tăng 4,7% so với tháng 4 và tăng 26,2% so với 5 tháng năm 2020.

Một số chỉ số có giảm so với tháng trước nhưng tính chung 5 tháng vẫn tăng như: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 đạt 46,61 nghìn tỷ đồng, giảm 6,9% so với tháng 4 và giảm 5,7% so với tháng 5/2020 nhưng lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 243,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so cùng kỳ. Thu hút đầu tư nước ngoài 5 tháng đạt 591,7 triệu USD.

Thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách 5 tháng đạt 4.780 tỷ đồng với 35 dự án. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 5 tháng là 110.606 tỷ đồng, đạt 47% dự toán Trung ương giao (đạt 44% dự toán Thành phố giao), bằng 106,5% cùng kỳ.

Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội nghị.

Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội nghị.

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đề ra và trong thời gian tới, Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý, điều hành tháng 5; phân tích mục tiêu, chỉ tiêu chưa đạt được do ảnh hưởng của dịch Covid-19; kiến nghị, đề xuất giải pháp đối với Thành phố.

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Đỗ Anh Tuấn cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 5 tháng đầu năm là 110.606 tỷ đồng, đạt 47% dự toán Trung ương giao (đạt 44% dự toán Thành phố giao). Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 5 tháng đầu năm 2021 là 23.711 tỷ đồng, đạt 21,8% dự toán đầu năm, bằng 97,3% so với cùng kỳ.

Trước ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 bùng phát trở lại, thành phố vẫn kiên trì thực hiện “mục tiêu kép”, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng 5 tiếp tục tăng trưởng khá: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 tăng 1,8% so với tháng 4 và tăng 5,1% so với tháng 5 năm 2020 (cùng kỳ tăng 1,5%). Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, IIP tăng 9,4% so với 5 tháng năm 2020 (cùng kỳ tăng 2,6%).

Xuất, nhập khẩu hàng hóa phục hồi so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tháng 5 đạt 1.252 triệu USD, tương đương tháng 4 và tăng 2,5% so với tháng 5 năm 2020 (cùng kỳ giảm 13,7%). Lũy kế 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 5.890 triệu USD, tăng 8,1% so với 5 tháng năm 2020 (cùng kỳ giảm 8,5%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 293,13 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2020;

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 1,8% so với tháng 4, tăng 1,75% so với tháng 12/2020 và tăng 0,43% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2021 giảm 0,5% so với bình quân cùng kỳ năm 2020 (CPI bình quân 5 tháng năm 2020 tăng 4%).

Trong tháng 5/2021, thành phố chỉ đạo tổ chức thành công công tác Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Công tác chuẩn bị được thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng; tiến hành cuộc bầu cử đảm bảo trang trọng, an toàn, dân chủ. Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu vực bỏ phiếu, các điểm bỏ phiếu bảo đảm theo đúng quy định.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm