| Hotline: 0983.970.780

Chủ trang trại luôn đi đầu trong làm kinh tế ở huyện Thạch Thất

Thứ Tư 27/09/2023 , 11:14 (GMT+7)

Từng là lãnh đạo xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội nhưng ông Đỗ Xuân Nhung lại nổi tiếng trong vai trò nông dân hơn, được nhiều người trong vùng nể phục.

Ông Đỗ Xuân Nhung (phải) đang giới thiệu về chuyện bọc bưởi chống ruồi vàng, tạo mã đẹp. Ảnh: NNVN.

Ông Đỗ Xuân Nhung (phải) đang giới thiệu về chuyện bọc bưởi chống ruồi vàng, tạo mã đẹp. Ảnh: NNVN.

Theo ông Nguyễn Văn Chí-Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM TP Hà Nội, Chi Cục trưởng Chi cục PTNT Hà Nội thì những chủ trang trại thường là những nông dân đi đầu trong việc phát triển kinh tế của một vùng đất. Họ có tri thức, có nhiệt huyết và có vốn để đầu tư nên mới thành công. Ông Đỗ Xuân Nhung là một trường hợp như thế bởi suy nghĩ của ông thường đi trước những người khác có khi đến vài năm.

Khi trong vùng không ai biết trang trại tổng hợp nó thế nào thì ông đã biết kết hợp thả cá và trồng cây ăn quả và nuôi lợn kiểu VAC. Khi trong vùng không ai biết cây thanh long ruột đỏ nó như thế nào thì ông là người đầu tiên đi học hỏi rồi đem giống về trồng. Khi trong vùng còn tất cả đều chăn nuôi kiểu chuồng hở, dễ nhiễm dịch bệnh, năng suất thấp thì ông đã đầu tư cả tỉ đồng để xây dựng dãy chuồng kín để nuôi lợn. Khi trong vùng chỉ quan tâm đến năng suất, không mấy ai để ý đến chất lượng thì ông đã áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào trang trại.

Vừa nhẩn nha đi trong trang trại tổng hợp rộng mênh mông của mình, ông Đỗ Xuân Nhung vừa kể, trước đây chẳng mấy ai hình dung được ở đây chỉ là khu đất hoang cây bụi, cây gai rậm rạp, không có đường vào, chẳng có điện, có cho thầu cũng không đắt. Thế nhưng năm 2001 ông đã dám thầu 11 ha đất hoang này rồi bỏ biết bao công sức, tiền của để đào ao thả cá, đắp luống trồng cây, xây cất chuồng lợn. Thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn nên không ít lần ông gặp thất bại nhưng đều kiên trì khôi phục lại sản xuất, tự nhủ, phải rút kinh nghiệm từ thất bại mới có được thành công.

Cứ lấy nhỏ nuôi lớn, lấy ngắn nuôi dài, ông bồi đắp dần dần trang trại và bắt đầu gặt được quả ngọt, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là sao thần nông. Hiện bình quân mỗi năm ông xuất bán khoảng 30 tấn nhãn, 20 tấn thanh long, 400 nghìn quả bưởi, 300 tấn lợn hơi, 7-8 tấn cá, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức lương 5-10 triệu đồng/tháng.

Thời cao điểm về giá, trang trại của ông có tổng thu khoảng 20 tỷ đồng. Thời thấp điểm về giá như bây giờ, do giá đầu vào vật tư, thức ăn chăn nuôi tăng, giá đầu ra thấp nên tổng thu của trang trại giảm xuống, còn khoảng 15-16 tỷ đồng, trong đó lãi từ 8-10%.

Để đáp ứng nhu cầu mỗi lúc một cao của người tiêu dùng Thủ đô, ông Nhung không chạy theo năng suất, sử dụng nhiều hóa chất, thuốc BVTV hóa học mà thay thế bằng vi sinh, hữu cơ để đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng nông sản. Cá trong ao được ông nuôi trong môi trường tốt nhất với quạt tạo oxi, tạo dòng chảy, tạo sóng, nước vào nước ra, cho ăn thức ăn rõ nguồn gốc. Lợn nuôi trong chuồng kín, mát mẻ, thông thoáng, đảm bảo an toàn sinh học và dùng thức ăn rõ nguồn gốc.

Cây bưởi, thanh long được chăm sóc theo chuẩn VietGAP. Mọi thứ đều tuân thủ đúng quy trình, bón gì, phun gì ngày nào, tháng nào đều phải thống kê, ghi chép vào sổ để tiện đối chiếu. Nhờ đó mà mùa quả năm nay không chỉ đạt năng suất mà còn đảm bảo thơm ngon, an toàn thực phẩm, được nhiều người đánh tiếng để mua khi chín. Trong khi nhiều người trồng bưởi, nhất là giống bưởi Diễn lại không bán được. Ông nói năng suất, sản lượng bây giờ không phải là vấn đề quan trọng mà chính là chất lượng, là đảm bảo an toàn. Và cũng qua chất lượng mà giá bán rất chênh lệch.

Cận cảnh vườn bưởi VietGAP của ông Đỗ Xuân Nhung. Ảnh: NNVN.

Cận cảnh vườn bưởi VietGAP của ông Đỗ Xuân Nhung. Ảnh: NNVN.

Huyện Thạch Thất đang trong quá trình chuyển dịch kinh tế rất nhanh sang công nghiệp, dịch vụ nhưng không vì thế mà bớt quan tâm đến nông nghiệp, nhất là liên quan đến sinh thái, mang tính bền vững, lâu dài. Trên địa bàn huyện đã hình thành được những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn gồm xấp xỉ 700 ha lúa chất lượng cao; 300 ha rau an toàn; 300 ha cây ăn quả, 50 ha hoa, cây cảnh.

Bên cạnh đó, huyện còn có những mô hình sản xuất rau hữu cơ lớn nhất nhì miền Bắc như Hoa Viên với 60 ha, mỗi ngày xuất đi cả tấn sản phẩm. Những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tự động kiểu 4.0. Những trang trại phục vụ nhu cầu khám phá, trải nghiệm du lịch nông nghiệp, những làng nghề có các sản phẩm độc đáo, có kiến trúc mang bản sắc…

Trang thông tin có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội

Xem thêm
Công nhận tương đương: Thời cơ và thách thức từ Lệnh 248 (sửa đổi)

Vấn đề công nhận tương đương tại dự thảo Lệnh 248 (sửa đổi) đặt ra những nhiệm vụ mới cho cơ quan quản lý, trước mắt là xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Masan: Lãi quý IV/2024 gấp gần 14 lần so với cùng kỳ

Lợi nhuận quý 4/2024 của Masan gấp gần 14 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 691 tỷ đồng. Lợi nhuận cả năm 2024 đạt 200% kế hoạch kịch bản cơ sở.

Bình luận mới nhất