| Hotline: 0983.970.780

Chưa tâm phục, khẩu phục việc xử lý vụ phá rừng phòng hộ khu di tích tại Thái Nguyên

Thứ Tư 31/08/2016 , 15:01 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Thái Nguyên đã có báo cáo kết quả giải quyết vụ việc. Nhiều cá nhân, tổ chức đã bị xử lý trách nhiệm nhưng chính những kết luận và hình thức xử lý cũng khiến nhiều người trong cuộc chưa cảm thấy tâm phục, khẩu phục.

NNVN có bài phản ánh về tình trạng khu di tích lịch sử cấp Quốc gia rừng Khuôn Mánh (xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai,Thái Nguyên) là nơi Trung đội Cứu Quốc quân 2 (một trong những đội tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam) đã bị chặt hạ, đốt phá trơ trụi.

Vừa qua, Sở NN-PTNT Thái Nguyên đã có báo cáo kết quả giải quyết vụ việc. Nhiều cá nhân, tổ chức đã bị xử lý trách nhiệm nhưng chính những kết luận và hình thức xử lý cũng khiến nhiều người trong cuộc chưa cảm thấy tâm phục, khẩu phục.

 

"Sờ gáy" giấy cấp phép khai thác

Theo bản khảo sát và quy định các khu vực bảo vệ di tích rừng Khuôn Mánh gồm 2 khu vực. Khu vực khu bất khả xâm phạm và khu vực bảo vệ. Tổng diện tích 2 khu vực nói trên là 17.662 m2. Dù được gọi là rừng phòng hộ di tích nhưng toàn bộ diện tích nói trên đã được phủ rừng trồng bằng Dự án 661 từ năm 2006.

Theo đó, ngày 29/5/2015, Sở NN-PTNT Thái Nguyên ra Quyết định 322 phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác tỉa thưa rừng trồng với diện tích 11,67 ha, tương đương 368 m3 gỗ; Quyết định 638 ngày 14/10/2015 cho khai thác 7,38 ha, khối lượng 243,4 m3 gỗ.

Kiểm tra tình trạng phá rừng và vị trí cấp phép khai thác của 2 giấy phép trên, Sở NN-PTNT Thái Nguyên đã khẳng định: Xác định vị trí tọa độ GPS và đối chiếu với vị trí tọa độ bản đồ thiết kế khai thác thì các lô khai thác theo 2 quyết định của Sở đều ở ngoài khu vực bất khả xâm phạm và khu vực bảo vệ di tích rừng Khuôn Mánh.

06-44-05_1
Rừng bất khả xâm phạm vẫn bị xâm phạm không thương tiếc

 

Trái ngược với xác nhận từ phía Sở chuyên môn, trước đó, UBND huyện Võ Nhai lại khẳng định, 2 khu vực được cấp phép khai thác đã lấn một phần vào khu vực bảo vệ của di tích.

Thêm một bằng chứng khác, ngày 29/12/2015, nhận thấy tình trạng khai thác rừng chạm đến chân di tích, UBND xã Tràng Xá đã có công văn phản ánh và đề nghị.

Rõ ràng, không có câu trả lời thuyết phục cho những kết quả báo cáo bất đồng nói trên.

 

Xác nhận thời điểm khai thác trái phép

Báo cáo số 1370 của Sở NN-PTNT Thái Nguyên cho biết, việc phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả đối với 2 giấy phép khai thác của Sở được thực hiện đúng quy định. Thế nhưng báo cáo của  UBND huyện Võ Nhai và xác nhận của UBND xã Tràng Xá đều cho rằng, 2 giấy phép khai thác của Sở NN-PTNT đều không được gửi, không được thông qua chính quyền cơ sở nên địa phương không biết và không thể phối hợp giám sát quá trình khai thác.

Ông Phạm Việt Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai, đã khẳng định, việc giám sát khai thác được giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Võ Nhai mà trực tiếp là kiểm lâm viên địa bàn. Mặc dù Trạm Kiểm lâm Tràng Xá chỉ cách rừng Khuôn Mánh chưa đầy 3 km, đường sá đi lại thuận tiện, nhưng việc giám sát khai thác đã bị buông lỏng.

Ông Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, thừa nhận, để xảy ra tình trạng này có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành quản lý bảo vệ rừng và khu di tích. Ông Hùng cũng cho rằng, trước tiên trách nhiệm lớn thuộc về lực lượng Kiểm lâm huyện Võ Nhai với vai trò, chức năng của mình đã không tiến hành giám sát chặt chẽ việc khai thác tỉa thưa theo Quyết định.

06-44-05_2

 

Tuy nhiên, với việc xác định lại thời điểm khai thác trái phép (tháng 4/2016), sau khi việc khai thác tỉa thưa đã hoàn tất thì rõ ràng quả bóng trách nhiệm đã được đẩy về phía cơ sở.

 

Trăm dâu đổ đầu tằm

Theo đó, việc xử lý trách nhiệm đã tập trung về phía chính quyền xã Tràng Xá và những người phá rừng. Cơ quan thường trực quản lý bảo vệ rừng cũng bị khiển trách, phê bình, cảnh cáo.

Cụ thể, Hạt Kiểm lâm Võ Nhai đã ban hành quyết định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng đối với ông Hà Văn Mạnh, bà Phạm Thị Hòa và ông Lương Văn Xuân (xóm Đồng Ruộng, xã Tràng Xá). Tổng mức phạt là 78 triệu đồng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn (Chủ tịch xã Tràng Xá, làm đại diện cho xã) bị xử phạt 12 triệu đồng và nộp lại số tiền 1,2 triệu do bán lâm sản khai thác trái phép. Về việc này, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, cán bộ lâm pháp xã xin được khai thác một số cây nhỏ dọc đường lên di tích bị gãy đổ. Do chỉ được nhất trí bằng miệng mà không có văn bản đồng ý nào nên xã chấp nhận vi phạm.

Ông Tuấn thở dài, phân trần, toàn bộ số tiền bán gần 1 khối gỗ khai thác được, xã đã dùng để mua cây bản địa trồng thay thế, góp phần cải tạo di tích. Nay chịu phạt thì đồng chí cán bộ lâm pháp xã phải đứng ra chịu trách nhiệm.

Trong khi đó, về phía cơ quan thường trực, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã ban hành văn bản phê bình tập thể lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Võ Nhai gồm ông Vũ Thế Cường, Hạt trưởng và ông Nguyễn Văn Biên, Hạt phó; xử lý kỷ luật hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Ngọc Phú, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Tràng Xá, ông Đỗ Mạnh Hùng, cán bộ Hạt Kiểm lâm Võ Nhai và khiển trách đối với ông Dương Mạnh Cường hợp đồng lao động quản lý bảo vệ rừng thuộc Hạt Kiểm lâm Võ Nhai.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm