| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 30/07/2015 , 07:43 (GMT+7)

07:43 - 30/07/2015

Chuyện chiếc tàu ngầm mini

Sau khi chế tạo thành công 25 chiếc tàu ngầm mini cho Malaysia, ông Phan Bội Trân, chủ nhân của chiếc tàu ngầm mini Yết Kiêu I, đã ngay lập tức nhận được đơn đặt hàng của ngành du lịch Thái Lan.

Họ đề nghị ông chế tạo cho họ 300 chiếc, để phát triển môn thể thao dưới nước và phục vụ khách du lịch.

Ông Phan Bội Trân cho biết, hiện các điều khoản của hợp đồng với Thái Lan đã được thỏa thuận xong. Tuy nhiên ông không phải là người trực tiếp giao dịch mà được một công ty của người Pháp kết nối.

Nghĩa là ông chỉ đi một mình sang, mang theo kỹ thuật bản quyền, còn công ty Pháp kia sẽ sang mướn một số chuyên viên. Tại Thái Lan, ông Phan Bội Trân sẽ chuyên phụ trách về kỹ thuật composite và bản quyền chế tạo tàu ngầm. Hiện đối tác đã đặt hàng và hợp đồng đã ký xong, chỉ việc triển khai. Dự kiến từ 4 đến 5 tháng là xong đơn hàng.

Về mẫu mã, hình dáng những chiếc tàu làm cho Thái Lan cũng y hệt như những chiếc tàu làm cho Malaysia. Tàu có chiều dài 2 m, rộng 0,8 m, cao 1,5 m. Tàu có 3 phần gồm đầu, thân và đuôi. Phần đầu sẽ gắn thiết bị bánh lái độ sâu, thân tàu thiết kế đủ cho 1 hoặc 2 người ngồi, đuôi tàu gắn động cơ điện.

Toàn bộ vỏ tàu được làm bằng vật liệu composite. Tàu có vận tốc từ 1 đến 5 hải lý/giờ, có thể lặn sâu 3 m dưới nước, thời gian lặn khoảng 2 tiếng. Thủ tục bên Thái Lan cũng rất thoáng. Họ bỏ luôn cả kiểm định mà chỉ đưa ra yêu cầu về kỹ thuật với tác giả.

Chiếc tàu ngầm mini mang tên Yết Kiêu I do ông Phan Bội Trân sản xuất trong nước cách đây vài năm, đã được thử nghiệm lặn thành công trong một căn cứ hải quân tại Việt Nam, khiến dư luận xôn xao một thời. Hầu hết các báo dạo ấy đã đăng tin về sự kiện này. Thế nhưng sau những ồn ào đó, tất cả lại chìm vào yên lặng.

Thậm chí đến bây giờ, nhiều người trong các cơ quan chức năng vẫn không tin là con tàu do ông chế tạo có thể chạy được, lặn được, vì “một con tàu có giá chỉ vài ngàn đô la thì làm sao lặn được. Nó chỉ có thể để trưng bày ở công viên thôi”.

Các nhà quản lý và các cơ quan làm du lịch của Việt Nam thì thờ ơ, và hoàn toàn không nhìn ra tiềm năng để phục vụ du khách của con tàu này, trong khi ngành du lịch của các nước xung quanh như Malaysia và Thái Lan thì lại vô cùng nhạy bén, họ đã nhanh chóng nhìn ra con tàu là một phương tiện phục vụ du khách tuyệt hảo trong ngành du lịch biển.

Việc đưa con tàu vào phục vụ du khách du lịch biển sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn, làm phong phú thêm chương trình du lịch tại những điểm du lịch, và nhanh chóng đặt hàng với số lượng lớn.

Cùng thời với con tàu Yết Kiêu I của ông Phan Bội Trân, còn có con tàu ngầm mini Trường Sa I do doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình sản xuất, và đã được thử nghiệm lặn thành công ở bể lặn. Nhưng khi chuẩn bị đưa tàu ra biển Tiền Hải để thử nghiệm thì gặp rất nhiều rắc rối về thủ tục, nên đến nay, chiếc Trường Sa I vẫn xếp xó, và bị chìm đi trong quên lãng.

Thế mới biết, trong kinh doanh, sự nhạy bén, phát hiện ra cái mới quan trọng đến mức nào. Chờ khi Thái Lan và Malaysia sử dụng chán chê những chiếc tàu ngầm mini “của ta” rồi, Việt Nam mới làm, thì đã muộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm