Và mặc dù trên mạng xã hội, danh tính đó đã được dân mạng công khai từ lâu. Nhưng ở nghị trường và các cơ quan có thẩm quyền, thì người ta vẫn cãi nhau không dứt, và được chia làm hai phe.
Ảnh minh họa |
Một phe bảo cần công khai cho cả xã hội biết, và phe kia phủ nhận, đưa ra hết lí do này đến lí do khác để vùi danh tính đó trong bóng tối. Gần đây nhất, ngày 9/5/2019, ông Nghuyễn Tự Long, Phó Vụ trưởng Cụ Công chức viên chức (Bộ Nội vụ), khi trả lời báo chí, đã khẳng dịnh rằng không thể đưa, vì các “đồng chí” đó đang là công chức ở các cơ quan, nếu đưa, sẽ “ảnh hưởng đến quyền nhân thân”.
Ngay lập tức, ngày hôm sau 10/5, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đã lên tiếng phản bác, rằng có đưa danh tính đó ra công khai cũng chẳng ảnh hưởng gì đến quyền nhân thân cả.
Thực ra, lí lẽ của cả hai phe đều không đúng. Ở một xã hội pháp quyền, thì mọi vụ việc đều phải được nhìn nhận dưới góc độ luật pháp. Trong vụ việc này, bất cứ ai cũng nhận thấy rằng chẳng một người chấm thi nào lại tự nhiên mang điểm đến ném vào đầu những cậu ấm cô chiêu của các ông các bà cả. Người ta làm thế, chỉ dưới một trong hai sự tác động. Một là quyền hai là tiền. Hai thứ đó thì ai có?
Nếu dùng quyền tác động để nâng điểm cho con, thì hành vi đó rõ ràng là “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Còn nếu dùng tiền, thì hành vi đó rõ ràng là đưa hối lộ. Làm rõ dấu hiệu đó có phạm pháp hay không là việc của cơ quan điều tra.
Thay vì cãi nhau, hãy dùng sức lực đó mà chất vấn cơ quan điều tra, sao dấu hiệu tội phạm rõ ràng như vậy, mà gần một năm nay cơ quan này vẫn chưa vào cuộc?