| Hotline: 0983.970.780

Chuyển dịch kinh tế, nhìn từ Cam Lộ

Thứ Năm 21/05/2015 , 20:12 (GMT+7)

Điểm độc đáo trong phát triển kinh tế của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, là phát triển công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp.

Nhất là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp để làm tăng giá trị nông sản, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với nhiều nhóm chính sách hỗ trợ.

Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp

Cam Lộ là một huyện vùng gò đồi, tập trung nhiều cây, con có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu Cùa, cao su, sắn, lạc, chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng. Sản xuất lúa luôn đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, tìm hướng đột phá để tạo nên những vùng nông thôn trù phú, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn, thành thị vẫn là nỗi băn khoăn lớn nhất của Đảng bộ và nhân dân Cam Lộ.

Ông Nguyễn Công Phán, Bí thư Huyện ủy Cam Lộ nhớ lại, đầu năm 2009, khi phân tích thực trạng nguồn lực và chất lượng lao động cho thấy có một khoảng cách giữa năng suất lao động giữa nông nghiệp với các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Lao động nông thôn dư dôi nhiều.

Mặc dù nhiều năm liền huyện liên tục đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn, nhưng rồi quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, chất lượng không đồng đều, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, công nghiệp chế biến nông sản kém phát triển. Ổn định xã hội, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu khó có thể đạt được nếu chỉ tiếp tục dựa trên nông nghiệp thuần túy. Đó là vấn đề rất lớn đặt ra cho huyện Cam Lộ, cần phải có hướng đi thích hợp.

Trước tình hình đó, tháng 5/2009, Huyện ủy Cam Lộ đã ra Nghị quyết 10 về phát triển công nghiệp - thương mại, làm nền tảng thúc đẩy nông nghiệp. Cốt lõi của NQ 10 lúc đó là tập trung phát triển công nghiệp - thương mại và dịch vụ, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - thương mại dịch vụ.

Mục tiêu đề ra phải giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp, gắn với chuyển đổi lao động nông thôn. Chuyển dịch mạnh mẽ lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và đặc biệt là dịch vụ. Chú trọng công nghiệp chế biến nông sản, không ngừng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động.

Có thể nói Nghị quyết 10 ra đời tạo ra bước đột phá trong nền kinh tế huyện Cam Lộ. Nếu như năm 2009 trên địa bàn Cam Lộ chỉ có 507 cơ sở sản xuất và 52 DN thì nay có gần 100 DN chủ yếu đầu tư trên các lĩnh vực chế biến nông lâm sản, sửa chữa sản xuất cơ khí, chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng. Huyện đã đề ra nhiều giải pháp tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào CN-DV. Nhờ vậy, mà tỷ trọng cơ cấu kinh tế CN-XD chiếm 35%, TM-DV chiếm 37%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 12,1%/năm.

Trong quá trình đó, những DN đã chuyển được gần 4.000 lao động nông thôn sang làm việc trong các ngành nghề CN-TTCN và dịch vụ. Ngoài ra, còn gần 1.000 lao động làm việc tại các DN của tỉnh đóng trên địa bàn. CN-TM-DV phát triển kéo theo giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết được lao động dôi dư trong nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội để vươn lên làm giàu, đó là một thắng lợi quan trọng của Cam Lộ.

Tạo ra vùng chuyên canh cây nguyên liệu

Ông Nguyễn Công Phán, Bí thư Huyện ủy Cam Lộ phân tích cho thấy nhờ có bước đột phá đúng đắn trong công tác chỉ đạo và điều hành về phát triển kinh tế, mà đặc biệt là phát triển công nghiệp để hỗ trợ cho nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp để làm tăng giá trị nông sản, góp phần giúp huyện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Trong giai đoạn 2009 đến 2014, các DN của Cam Lộ đầu tư hơn 500 tỷ đồng cho các dự án phục vụ phát triển kinh tế. Trong đó có những dự án đáng chú ý như NM chế biến tinh bột sắn, NM chế biến mủ cao su, NM viên nén năng lượng, NM sản xuất gạch không nung, NM sản xuất chế biến nông sản...

13-13-01_cm-lo-2
Hồ tiêu Cùa, một sản phẩm nổi tiếng của Cam Lộ

Những DN này đã đầu tư phù hợp với định hướng ưu tiên và lợi thế của vùng nguyên liệu như chế biến sắn, mủ cao su, hồ tiêu, dầu đậu lạc, gỗ rừng và sản xuất vật liệu xây dựng. Còn trong chăn nuôi, Cam Lộ xác định hai sản phẩm mũi nhọn là chăn nuôi bò nhốt vỗ béo và lợn.

Cùng với chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, huyện Cam Lộ đã hình thành được các vùng chuyên canh cây trồng, tạo ra vùng thương mại nông sản và dịch vụ từ hồ tiêu Cùa, cao su Cùa, cây lạc Cam Lộ, tinh bột sắn Cam Lộ, biến các trung tâm này thành những đầu mối buôn bán các sản phẩm nông nghiệp trong vùng và nước ngoài, dựa trên sự lưu thông của QL 9 - xuyên Á nối qua Lào và Thái Lan. Ngoài ra, vị trí Cam Lộ còn được ảnh hưởng lớn từ lợi thế của tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Trị.

Theo ông Nguyễn Công Phán, để các sản phẩm nông nghiệp của người nông dân làm ra có giá cao trên thị trường, huyện Cam Lộ đã chủ động bắt tay với các DN như Cty CP Tổng Cty Thương mại Quảng Trị, NM chế biến tinh bột sắn, ĐH Nông lâm Huế, Cty CP gỗ MDF VRG Quảng Trị là những đầu mối để liên kết tạo ra thế "4 nhà" trong phát triển nông nghiệp chiều sâu.

Ông Hồ Xuân Hiếu - TGĐ Cty CP Tổng Cty Thương mại Quảng Trị cho biết, nhờ có sự vào cuộc mạnh mẽ của huyện Cam Lộ, tạo điều kiện thuận lợi cho Cty đầu tư xây dựng các NM chế biến gỗ và viên nén năng lượng, chế biến nông sản hồ tiêu, cao su nên sản phẩm nông nghiệp Cam Lộ xuất đi được nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt với sản phẩm tiêu Cùa và tinh bột sắn đã được châu Âu trao thưởng giải vàng chất lượng quốc tế vì mục đích phục vụ người tiêu dùng an toàn.

Còn NM chế biến tinh bột sắn của Cty CP Thành An, công suất 100 tấn tươi/ngày và nhiều NM chế biến gỗ, góp phần tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và gỗ rừng trồng cho bà con nông dân, kích thích sản xuất phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập.

Nhờ có sự bắt tay "4 nhà" mà hiện tại Cam Lộ đã phát triển được 4.200 ha cao su, 4.000 ha sắn, gần 1.000 ha hồ tiêu, 1.200 ha lạc, hơn 10 ngàn ha rừng... và gần 500 ha cỏ chăn nuôi bò nhốt, vỗ béo, một kết quả không phải huyện nào cũng đạt được.

Nhiều nhóm chính sách hỗ trợ

Cam Lộ hy vọng với chủ trương chuyển dịch lao động nông thôn sang CN-DV và các giải pháp hỗ trợ hoạt động thương mại - dịch vụ để hình thành nên một khu vực hoạt động buôn bán các sản phẩm chế biến nông nghiệp tại bốn khu công nghiệp và các trung tâm ngã tư Sòng, chợ Phiên, chợ Cùa... với hệ thống dịch vụ được quy hoạch hợp lý để tạo sự chuyển biến cụ thể trong tất cả các mặt của đời sống xã hội.

13-13-01_cm-lo-3
Sản xuất lúa ở Cam Lộ luôn đảm bảo an ninh lượng thực

Để thực hiện được câu chuyện hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, huyện Cam Lộ tiếp tục ưu tiên phát triển CN-TTCN, gắn công nghệ chế biến với sản xuất, tiêu dùng và tiêu thụ hàng hóa. Đặc biệt là chế biến tại chỗ với những vùng có nguyên liệu sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh những chính sách cơ bản trên, Cam Lộ còn triển khai nhiều nhóm chính sách hỗ trợ khác nhằm tạo sự đồng bộ như chính sách đào tạo lao động nông thôn chuyên nghiệp, chính sách hỗ tợ kỹ sư nông nghiệp về làm việc tại các HTX, các thôn để họ chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật phát triển nông nghiệp, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi, chính sách ưu đãi mô hình liên kết sản xuất gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu đến năm 2020, thu nhập đầu người của huyện Cam Lộ gấp đôi hiện nay, đạt trên 42 triệu đồng/người/năm.

Xem thêm
Giá xăng dầu hôm nay 2/5/2024: Biến động nhẹ sau kỳ nghỉ lễ

Giá xăng dầu hôm nay 2/5/2024 tăng giảm trái chiều. Trong đó, giá xăng RON 95-III tăng 40 đồng, còn giá dầu biến động nhẹ từ 110 - 260 đồng.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Sớm hiện thực hóa Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn BRG kỳ vọng phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội là khu đô thị trung hòa carbon đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.