| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia Hán Nôm vạch trần trò bịp của Trung Quốc

Thứ Tư 04/06/2014 , 09:18 (GMT+7)

Các chuyên gia Hán Nôm hàng đầu Việt Nam vạch trần những chiêu trò bịp bợm của Trung Quốc trong việc viện dẫn chứng cứ pháp lý từ thời cổ đại.

Sáng 3/6, trong cuộc họp báo công bố các tài liệu cổ quý hiếm về chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa, các chuyên gia Hán Nôm trả lời nhiều vấn đề liên quan các chứng cứ pháp lý.

Theo Giáo sư Trịnh Khắc Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm, các học giả Trung Quốc thường cố tình trích dẫn kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” với mục đích khiến nhiều người hiểu lầm rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.

Một trong những luận điệu thường thấy trên các trang mạng ở Trung Quốc gần đây là diễn giải “Hoàng Sa” (bãi cát vàng) trong các thư tịch cổ Việt Nam là nói về Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.

Một số học giả Trung Quốc cổ vũ cho lập luận này viện dẫn “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, nội dung nói Việt Nam thường cho hải đội ra ngoài hai địa điểm trên để thu thập hải vật, đồ vật trên tàu thuyền đắm. Hải đội này mang tên Hoàng Sa.

Tuy nhiên, Giáo sư Mạnh chỉ rõ đây là kiểu “đánh tráo khái niệm” của Trung Quốc. Bởi trong cuốn sách của nhà sử học Lê Quý Đôn ghi rõ rằng, ngoài nhiệm vụ ở Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, hải đội Hoàng Sa còn phải ra đến tận đảo Hoàng Sa, nằm cách đảo Lý Sơn tới ba đến bốn ngày đi biển. Trong khi đó, để ra hai cù lao nói trên thì chỉ cần bốn canh giờ.

Chi tiết khác cũng được giáo sư Mạnh đề cập, đó là việc tàu thuyền của Ma Cao, nhà Thanh có bản đồ Hoàng Sa đã đem dâng trình vua Gia Long mà không trình vua nhà Thanh.

“Trong quan niệm và nhận thức của người Trung Quốc thời bấy giờ, quần đảo Hoàng Sa là của Đại Nam (Việt Nam) nên phải dâng trình cho nhà nước đang quản lý quần đảo này”, Giáo sư Mạnh nói với Nông nghiệp Việt Nam.

Giáo sư Mạnh cho biết thêm, nhiều học giả Trung Quốc viết ra những luận điệu xuyên tạc lịch sử đã từng có mặt ở Viện nghiên cứu Hán Nôm: “Lúc đó họ nói là đến nghiên cứu, ăn ở với chúng tôi như bạn bè. Nhưng về nước rồi thì quay ra bóp méo lịch sử”.

Nếu quan chức quân đội Trung Quốc nói thế, tôi sẽ tranh luận đến cùng

Bình luận về câu nói “Trung Quốc có chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa từ hơn 2.000 năm trước” của Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Vương Quán Trung, Giáo sư Trịnh Khắc Mạnh nói: “Tôi sẽ tranh luận đến cùng với ông Vương và các học giả Trung Quốc về vấn đề này”.

Giáo sư Mạnh nói ông và các đồng nghiệp sẵn sàng tranh luận học thuật với các đồng nghiệp Trung Quốc bởi những lý lẽ của những học giả từ bên kia biên giới thực chất đều mang tính mập mờ, cố ý lòe bịp dư luận.

Về vấn đề bản đồ, theo Tiến sĩ Nguyễn Tá Nhí, trong bản đồ cổ mang tên “Thiên Nam tứ chí nội đồ”, hiểu một cách đơn giản: Thiên Nam là một trong những tên của nước Việt Nam xưa; “Tứ chí” nghĩa là bốn cực đông tây nam bắc của đất nước; nội đồ là bản đồ ghi những vùng đất, vùng biển của Việt Nam.

Theo đó, vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn bản đồ này, trong đó ghi rõ đường đến cực Đông của Tổ quốc bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.

Ở góc độ khác, Giáo sư Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, cho biết nhiều học giả Trung Quốc khi gặp ông cũng công nhận Hoàng Sa, Trường Sa từ xưa đã do người Việt cai quản.

Giáo sư Thắng đưa ra chi tiết khá thú vị khi cho biết ở Quảng Tây (Trung Quốc) có bảo tàng Vịnh Bắc bộ, chuyên nghiên cứu các vấn đề của Vịnh Bắc bộ và biển Đông. Theo Giáo sư Thắng, một số học giả Trung Quốc vẫn rêu rao về cái gọi là “biển Nam Trung Hoa” nhưng không sao lý giải được nhiều tài liệu cổ Trung Quốc, Việt Nam đều nói đến “Đông Hải” và đặc biệt là “Vịnh Bắc bộ”.

“Chi tiết này rất lý thú bởi chúng ta đều biết rõ Vịnh Bắc bộ là cách gọi của người Việt Nam. Trong khi ở Trung Quốc thì đúng ra phải gọi là vịnh phía Nam”, Giáo sư Thắng nói.

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm