| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: 'Việt Nam vẫn kìm hãm tốt lạm phát'

Chủ Nhật 18/09/2022 , 16:37 (GMT+7)

Kinh tế Việt Nam cần hướng đến tăng trưởng xanh, đồng thời cần kịp thời nhập cuộc, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số để nhanh chóng tăng năng suất.

Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề 'Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững'.

Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững".

Nhiều vấn đề trung và dài hạn với nền kinh tế

Chia sẻ tại Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay cùng với các vấn đề mới xuất hiện năm 2022 như xung đột Nga - Ukraina, suy giảm tăng trưởng và lạm phát cao tại Mỹ, EU và nhiều nước phát triển, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng, việc điều chỉnh đảo ngược nhanh, mạnh các chính sách tiền tệ, tài khóa của nhiều nền kinh tế lớn, thiên tai, lũ lụt, hạn hán và nguy cơ mất ổn định an ninh năng lượng, lương thực… đã khiến tình hình thế giới nhìn chung diễn biến theo chiều hướng phức tạp, kém lạc quan hơn.

Những yếu tố này đã chuyển nhiều vấn đề ngắn hạn trở thành vấn đề trong trung và dài hạn tại nhiều nền kinh tế lớn. Điều này tạo rất nhiều khó khăn, thách thức trong chỉ đạo, điều hành, tham mưu phát triển kinh tế, xã hội năm 2023 và các năm tiếp theo; tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức về tăng trưởng, ổn định vĩ mô, các lĩnh vực xã hội, đời sống người dân, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu, xây dựng Kế hoạch năm 2023, dự kiến xác định 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu, xây dựng Kế hoạch năm 2023, dự kiến xác định 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Chia sẻ một số nội dung chủ yếu về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ đang tham mưu, xây dựng Kế hoạch năm 2023, dự kiến xác định 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở bám sát các mục tiêu phát triển trong cả giai đoạn 2021-2025, dự báo khả năng đạt được năm 2022, phấn đấu kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp để tạo dư địa điều hành tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ và phát triển lao động - việc làm, phát triển các lĩnh vực xã hội, tiếp tục nâng cao đời sống người dân.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cuối năm 2022 và 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp năm 2023.

Trong bối cảnh khó khăn, thách thức nêu trên, càng phải nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023); chủ động ứng phó linh hoạt, kịp thời với các tình huống phát sinh, đồng thời tập trung vừa xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài, vừa thực hiện hiệu quả các giải pháp căn cơ trong trung và dài hạn để phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển 5 năm đề ra; bảo đảm hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa việc thực hiện các giải pháp để vừa phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Nền tảng kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng qua hơn 2 năm đại dịch.

Nền tảng kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng qua hơn 2 năm đại dịch.

Đồng thời cần tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội; hỗ trợ kịp thời cho người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, đối tượng yếu thế để ổn định và nâng cao đời sống; tiếp tục củng cố, giữ vững quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Việt Nam vẫn kìm hãm tốt lạm phát

Theo Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Andrea Coppola, qua thống kê, khảo sát, các số liệu cho thấy, trong khi các nước trên thế giới đang dấy lên nỗi quan ngại về tình hình lạm phát, Việt Nam vẫn đang thực hiện linh hoạt các chính sách kinh tế, kìm hãm tốt lạm phát.

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức thấp so với thế giới. GDP tăng trưởng ở mức khả quan, đặc biệt, cơ cấu kinh tế tương đối hợp lý, tỷ lệ đóng góp của khối ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế là khá lớn và không ngừng tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Trong Quý II năm 2022, khối ngành công nghiệp và dịch vụ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó, ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn có bước tăng trưởng nhảy vọt. Điều này cho thấy nền tảng kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng qua hơn 2 năm đại dịch và những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất cũng đang có được đà hồi phục ấn tượng.

Ông Andrea Coppola đánh giá tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức thấp so với thế giới.

Ông Andrea Coppola đánh giá tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức thấp so với thế giới.

Việt Nam đang hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài khóa mang tính hỗ trợ, chính sách tiền tệ linh hoạt và hệ thống ngân hàng được tăng cường. Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh tích lũy đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hiện tại, chính sách quản trị nguồn lực của Việt Nam đang xoay quanh nguồn vốn sản xuất và vốn con người. Trong đó, việc phát triển doanh nghiệp theo hướng năng động, xây dựng hạ tầng đảm bảo hiệu suất hướng đến tích lũy và phát huy vốn sản xuất; việc tích cực nâng cao kỹ năng của người lao động, mở rộng cơ hội việc làm cho mọi người hướng đến làm giàu thêm vốn con người.

Để đạt được bước đột phá, hướng đến phát triển bền vững, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra hai khuyến nghị: cần nhận thức rõ và chú trọng vào vốn thiên nhiên, hướng đến tăng trưởng xanh, đồng thời, cần kịp thời nhập cuộc, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số để nhanh chóng tăng năng suất.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.