| Hotline: 0983.970.780

Chuyển khu cách ly để tránh lây nhiễm chéo SARS-CoV-2

Thứ Ba 29/06/2021 , 08:46 (GMT+7)

TP.HCM sẽ chuyển các khu cách ly tập trung tại trường học đến nơi đạt chuẩn, trước nguy cơ lây nhiễm chéo SARS-CoV-2 thông qua nhà vệ sinh chung.

Đó là thông tin được Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chia sẻ tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 28/6.

Theo ông Dương Anh Đức, TP.HCM sẽ không tiếp tục sử dụng trường học làm khu cách ly tập trung. "Chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, nên việc dùng trường học làm nơi cách ly tập trung có nhược điểm lớn nhất là các phòng không có nhà vệ sinh, mà dùng nhà vệ sinh chung, nên việc ngăn chặn sự lây nhiễm chéo rất khó khăn. Vì vậy, TP.HCM cơ bản không sử dụng trường học làm nơi cách ly tập trung.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, việc sử dụng trường học làm khu cách ly tập trung được nhiều nước trên thế giới áp dụng, tuy nhiên với biến chủng Delta dễ lây lan nhanh, nhất là việc sử dụng nhà vệ sinh chung.

"TP.HCM sẽ thu hẹp dần từng bước và chuyển đến những nơi cách ly đạt chuẩn. Các khu cách ly tập trung của TP.HCM hiện nay được tổ chức là một trong những địa phương có khu cách ly tập trung đạt chuẩn nhất", ông Đức nói.

Về tình hình phòng chống dịch Covid-19, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, phương châm của TP.HCM vẫn là thần tốc truy vết để bao phủ trên diện rộng nhưng cách ly trong diện hẹp, tập trung. "Do TP.HCM là một địa bàn đông dân, diện tích rộng. TP.HCM áp dụng nhiều biện pháp phải linh hoạt để vừa đảm bảo duy trình cuộc sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân, vừa đảm bảo độ an toàn phòng chống dịch.

Vì vậy, hiện nay tại TP.HCM, trên các địa bàn áp dụng các biện pháp khác nhau. Cụ thể, một số nơi áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 15, một số nơi áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Còn một số nơi khác áp dụng rất nghiệm ngặt, đó là phong tỏa toàn diện để đảm bảo khoanh vùng ở nơi nguy cơ có nhiều F0", ông Đức nói.

Liên quan đến việc các ca bệnh vẫn tăng cao dù TP.HCM đã áp dụng hàng loạt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM Phan Thanh Tâm chia sẻ, biến chủng virus Delta có tốc độ lây lan nhanh chóng. Do đó, với việc tăng cường áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, TP.HCM hy vọng sẽ từng bước khống chế và giảm tỉ lệ lây lan.

Về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, dự kiến TP.HCM sẽ tổ chức hai đợt thi, đợt 1 vào ngày 7/7 và 8/7 theo lịch của Bộ GD-ĐT, đợt 2 sẽ ấn định tuỳ theo diễn biến dịch bệnh.

Tại đợt thi 1, biện pháp 5K sẽ luôn được đảm bảo, hầu hết các cán bộ, giáo viên coi thi đã được ưu tiên tiêm vacxin phòng Covid-19. Trước ngày thi, các cán bộ tham gia và thí sinh sẽ được xét nghiệm Covid-19 để đảm bảo an toàn.

Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đã tiến hành khảo sát ý kiến của thí sinh và phụ huynh về thời gian tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Đến 19h tối ngày 28/6, các trường sẽ gửi báo cáo khảo sát. Từ đó, ngành giáo dục TP.HCM sẽ tham mưu với UBND TP.HCM để đưa ra các phương án, thời gian tổ chức thi cụ thể.

Đối với việc tổ chức kỳ thi lớp 10, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, dự kiến TP.HCM sẽ tổ chức thi vào cuối tháng 7 nhằm đảm bảo hoàn tất công tác thi tốt nghiệp THPT.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.