| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 12/10/2015 , 07:15 (GMT+7)

07:15 - 12/10/2015

Chuyện 'một bộ phận không nhỏ'

Theo nguyên chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Tráng A Pao, tập trung vào công tác xây dựng Đảng là phải làm rõ "một bộ phận không nhỏ" đảng viên thoái hóa, biến chất.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, từ ngày 15/9, toàn văn các dự thảo văn kiện, gồm dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, đã được công bố toàn văn trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.

Các văn kiện trên đã nhận được hàng ngàn ý kiến đóng góp của nhân dân trên khắp cả nước và kiều bào ở nước ngoài, trong đó có rất nhiều ý kiến về công tác xây dựng Đảng.

Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Xây dựng Đảng là công việc nòng cốt, để Đảng trở thành một Đảng trong sạch, vững mạnh, chiếm trọn được niềm tin của nhân dân. Chính vì vậy mà nghị quyết TW 4 khóa XI đã đặt ra “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Trăn trở về công tác này, nguyên chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Tráng A Pao lo lắng, vì hiện nay, đạo đức trong Đảng và xã hội xuống cấp nghiêm trọng. Đó là sự lừa lọc, dối trá, cấp dưới lừa dối cấp trên, người buôn bán lừa dối người tiêu dùng, và tệ nạn tham nhũng. Theo ông, tập trung vào công tác xây dựng Đảng là phải làm rõ một bộ phận không nhỏ.

“Tôi tham gia Trung ương cũng đã lâu. Thời kỳ đó cũng đã nhận định một bộ phận không nhỏ đảng viên thoái hóa, biến chất. Nhưng đến nay, bộ phận không nhỏ này đã giảm được bao nhiêu? Từ khi chuẩn bị đại hội X cũng đánh giá một bộ phận không nhỏ đảng viên mất phẩm chất, vi phạm điều lệ của Đảng.

Đến nay đã hơn 10 năm, dự thảo báo cáo lại nhắc đến việc này. Nhưng kết quả giải quyết đến đâu? Bao nhiêu phần trăm của “một bộ phận không nhỏ” này đã được giải quyết, chúng tôi cũng không biết. Vì vậy phải làm cho rõ vấn đề này”. Lời ông Pao.

Cũng theo ông, việc kê khai tài sản của người có chức có quyền hiện nay chỉ là hình thức. Nếu 5 năm tới, về công tác xây dựng Đảng cũng thực hiện việc kê khai như hiện nay, thì không giải quyết được việc gì.

Những lời trên của ông Tráng A Pao, có thể coi là những lời gan ruột của một người hết lòng vì Dân, vì Đảng. Kết quả trong 1 triệu người đã kê khai tài sản, chỉ có 1 người kê khai không trung thực, do Thanh tra Chính phủ đưa ra mới đây, đã khiến dư luận ngao ngán vì tính hình thức của nó.

Trong khi thực tế, những dinh thự chục tỷ của những cán bộ có mức lương “ba cọc ba đồng” hiện diện ở khắp nơi, từ cấp xã đến cấp tỉnh. Cùng với nó là tham nhũng hiện diện ở khắp nơi, từ tham nhũng vặt đến đại tham nhũng.

Công tác “hậu kê khai” lại không có. Chỉ khi nào buộc được những người có chức có quyền và người thân của họ phải kê khai tài sản thật trung thực. Và kê khai rồi thì phải giải trình nguồn gốc tài sản. Nếu giải trình không thuyết phục, không chứng minh được nguồn gốc tài sản đó là trong sạch, thì tịch thu sung công quỹ.

Làm được thế, thì ngân sách Nhà nước sẽ được bổ sung một nguồn khổng lồ. Và qua thời gian, mới có thể biến “một bộ phận không nhỏ” đảng viên biến chất, thoái hóa thành “một bộ phận nhỏ” và cuối cùng là “một bộ phận rất nhỏ”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm