| Hotline: 0983.970.780

‘Cô láng giềng’ 80 năm trước bước vào âm nhạc như thế nào?

Thứ Bảy 08/07/2023 , 11:16 (GMT+7)

‘Cô láng giềng’ của nhạc sĩ Hoàng Quý được hóa giải tiếng oan phụ bạc, trong chương trình ‘Chuyện tình khó quên’ lúc 20h tối nay 8/7 trên Nông Nghiệp Radio.

Bản nhạc 'Cô láng giềng' của nhạc sĩ Hoàng Quý.

Bản nhạc "Cô láng giềng" của nhạc sĩ Hoàng Quý.

“Cô láng giềng” là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Hoàng Quý (1920 - 1946). Đúng 80 năm trước đây, mùa hè năm 1943, nhạc sĩ Hoàng Quý đã sáng tác ca khúc “Cô láng giềng”. Từ khi được công bố đến nay, ca khúc “Cô láng giềng” được xem như một tác phẩm kinh điển của dòng nhạc tiền chiến.

Trong ca khúc “Cô láng giềng” của nhạc sĩ Hoàng Quý có lời hát: “Trước ngõ vào sân vang tiếng pháo. Chân bước phân vân lòng ngập ngừng. Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao. Tôi biết người ta đón em tưng bừng… Cô láng giềng ơi/ Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi/ Chân bước xa xa dần miền quê/ Ai biết cho bao giờ tôi về…”. Nhiều thế hệ nghe nhạc vẫn ngỡ rằng, “cô láng giềng” đã phụ tình chàng trai lãng mạn. Thực tế, “Cô láng giềng” có một mối tình rất đẹp!

Nhạc sĩ Hoàng Quý sinh năm 1920, là thủ lĩnh của nhóm nhạc Đồng Vọng nức tiếng ở Hải Phòng một thời. Thân phụ của nhạc sĩ Hoàng Quý vốn là một thầy lang từ Quốc Oai (Hà Tây cũ) ra đất cảng lập nghiệp, nên tuổi thơ Hoàng Quý gắn với những địa danh Hàng Kênh, Cầu Đất, Tam Bạc… Khi phong trào tân nhạc bắt đầu bùng nổ, nhạc sĩ Hoàng Quý cùng với các nhạc sĩ Canh Thân, Văn Cao, Tô Vũ, Phạm Ngữ… lập nên nhóm Đồng Vọng. Mùa hè năm 1939, nhóm Đồng Vọng có buổi biểu diễn chào sân tại Nhà hát Hải Phòng, và làm nên một dấu son trong dòng âm thanh tiền chiến.

Nhạc sĩ Hoàng Quý tham gia cách mạng và nổi lên với những bản nhạc hùng tráng như “Bên sông Bạch Đằng”, “Nước non Lam Sơn”, “Bóng cờ lau”, “Tiếng chim gọi đàn”… Ngoài ra, nhạc sĩ Hoàng Quý còn theo đuổi dòng nhạc trữ tình mang âm hưởng dân ca, mà tiêu biểu là bài “Chiều quê” được viết vào năm 1941, với mơ ước thanh bình: “Sáo diều êm nào khác lời thơ/ Lúa vàng reo ngàn muôn sóng nhấp nhô/ Ôi chiều quê chiều sao xiết êm đềm/ Nhìn xem tơ khói vương chờ giây phút mến thương/ Trông người ra ngồi hay đứng bên thềm/ Chuyện trò chung với nhau đời sống thần tiên…”.

Tuy nhiên, nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Quý hôm nay thì công chúng ưu ái nhắc đến ca khúc “Cô láng giềng”. Vậy, hình ảnh “Cô láng giềng” có phải một sản phẩm tưởng tượng không? Không, nhân vật trong bài hát có nguyên mẫu thực sự ngoài đời. Đó là thiếu nữ tên Oanh, quê gốc Thủy Nguyên (Hải Phòng), vừa xinh đẹp vừa hát hay.

Hầu hết những ca khúc của nhóm Đồng Vọng đều do cô Oanh hát thử lần đầu tiên. Trong nhóm Đồng Vọng có đến ba người cùng ngưỡng mộ Oanh là nhạc sĩ Hoàng Quý, nhạc sĩ Văn Cao và ca sĩ Kim Tiêu.

Cô Oanh từng là cảm hứng để nhạc sĩ Văn Cao viết ca khúc “Bến xuân”. Vì sao trong ca khúc “Bến xuân” của Văn Cao lại day dứt “em đến tôi một lần”? Rất đơn giản, vì sau đó trái tim cô Oanh đã gửi trao nhạc sĩ Hoàng Quý. Cho nên, dù ca khúc “Bến xuân” nao nức “nghe réo rắt tiếng Oanh ca” thì chỉ còn dư âm xao xuyến trong lòng Văn Cao: “Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác? Em vắng tôi một chiều/ Bến nước tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu”.

Ca khúc “Bến xuân” được nhạc sĩ Văn Cao viết năm 1942, có thể là mốc thời gian để xác định mối tình nhạc sĩ Hoàng Quý dành cho cô Oanh cũng đã nảy nở từ lúc này.

Năm 1943, nhạc sĩ Hoàng Quý lên Sơn Tây làm quản lý trang trại bò cho một người bà con. Sự cách ngăn làm nhớ nhung dâng đầy, và nhạc sĩ Hoàng Quý đã viết ca khúc “Cô láng giềng” để tặng cô Oanh: “Hôm nay trời xuân bao tươi thắm/ Dừng bước phiêu du về thăm nhà/ Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi, tôi đã hình dung nét ai đang cười… / Tôi mơ trời xuân đôi môi thắm/ Đôi mắt nhung đen màu hạt huyền/ Làn tóc mây cùng gió ngàn dâng sóng/ Xao xuyến nỗi niềm yêu…/ Cô láng giềng ơi/ Tuy cách xa phương trời tôi không hề, quên bóng ai bên bờ đường quê/ Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về…”.

'Chuyện tình khó quên' trên Nông Nghiệp Radio tối 8/7.

"Chuyện tình khó quên" trên Nông Nghiệp Radio tối 8/7.

Nhạc sĩ Hoàng Quý chỉ ở Sơn Tây có 6 tháng, rồi nằng nặc đòi về vì không thể sống xa cô Oanh. Trên hành trình từ Sơn Tây quay lại Hải Phòng, nhạc sĩ Hoàng Quý đã ghé thăm nhạc sĩ Tô Vũ ở Hà Nội, và đưa cho em trai xem ca khúc “Cô láng giềng”.

Nhạc sĩ Tô Vũ rất thích giai điệu của “Cô láng giềng” nên xin phép anh trai cho viết thêm lời 2 của ca khúc. Tất nhiên, nhạc sĩ Hoàng Quý không có gì phải ích kỷ với em trai.

Vì vậy, ca khúc “Cô láng giềng” có thêm lời hát: “Trước ngõ vào sân vang tiếng pháo/ Chân bước phân vân lòng ngập ngừng/ Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao/ Tôi biết người ta đón em tưng bừng… / Đành lòng nay tôi bước chân ra đi/ Giơ tay buồn hái bông hoa tường vi/ Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi/ Đừng nói đến phân ly… / Cô láng giềng ơi/ Nay mối duyên thơ đành lỡ rồi/ Chân bước xa xa dần miền quê/ Ai biết cho bao giờ tôi về?”.

Với lời hai của nhạc sĩ Tô Vũ thì nhiều người hình dung “Cô láng giềng” đã bỏ rơi người thương để lên xe hoa theo cuộc hôn nhân khác. Để giải tiếng oan phụ bạc cho “Cô láng giềng”, nhạc sĩ Tô Vũ trình bày khá tường tận: “Thật ra lời hai này không phải là tâm tư của Hoàng Quý mà do tôi hư cấu, và Hoàng Quý đã đồng ý. Xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự miêu tả một mối tình có thật. Vì anh Hoàng Quý không có một bi kịch về tình yêu như nội dung của lời hai!”.

Để giúp giới mộ điệu hiểu rõ hơn những ẩn khuất phía sau ca khúc nổi tiếng này, chuyên mục “Chuyện tình khó quên” hé lộ giai thoại “Nhạc sĩ Hoàng Quý và cô láng giềng bị tiếng oan phụ bạc” trên Nông Nghiệp Radio vào lúc 20h tối nay 8/7.

Xem thêm
Đàm Vĩnh Hưng xác lập kỷ lục

Đàm Vĩnh Hưng nhận bằng kỷ lục 'Ca sĩ trình diễn nhiều tiết mục mashup nhất trong một chương trình ca nhạc' tại liveshow 'Ngày em thắp sao trời'.

Mbappe sẽ thi đấu ở vị trí nào khi gia nhập Real Madrid?

Tiền đạo Mbappe vừa đăng tải bài viết chia tay CLB PSG vào rạng sáng nay, bến đỗ tiếp theo của anh nhiều khả năng sẽ là CLB Real Madrid.

Quảng Trị Marathon 2024: Chốt phương án bảo đảm an toàn cho vận động viên

Sau khi thực địa đường chạy, Ban tổ chức Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa đã thống nhất các phương án đảm bảo an toàn cho vận động viên.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm