| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 08/03/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 08/03/2017

Có một ông Phật bằng xương bằng thịt nuôi 71 trẻ bị 'vứt bỏ'!

Giữa sự ồn ào của dư luận về lễ hội hoa hồng gây nhiều phản cảm, về việc hai TP Hồ Chí Minh và Hà Nội “ra quân” quyết giành lại vỉa hè cho người đi bộ, có một thông tin, tuy lặng lẽ, nhưng đã khiến hàng triệu người lặng đi vì xúc động.

Đó là chuyện của ông Đinh Minh Nhật, trú tại thôn 1, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

Năm 2008, một hôm có việc vào một bản Jarai, thấy dân làng đang chuẩn bị chôn một bé gái mới được 2 ngày tuổi theo người mẹ đã chết, bởi phong tục của làng quy định như vậy, ông Nhật đã chạy đến, giằng lấy cháu bé.

Bị mọi người vây lại, ông vừa ôm cháu bé trong lòng, che chở cho cháu, vừa lên tiếng can ngăn, thuyết phục mọi người. Rất may là cuối cùng, ông cũng được dân làng đồng ý cho đưa cháu bé về nuôi, sau khi chấp nhận nộp cho làng một con lợn to và mấy vò rượu, để làng “tạ lỗi với Giàng” .

Đến nay, cháu Đinh Hồng Phúc (tên do ông Nhật đặt) đã 9 tuổi, đang học lớp 3 trường xã. Nhưng không chỉ vậy, từ năm 2008 đến nay, người đàn ông 56 tuổi, không vợ không con đó còn đón thêm 70 cháu bé nữa về nuôi, là 71 cháu.


Bữa cơm của thầy Nhật và các con trong gia đình mình
 

Trong số 71 cháu bé đó, đứa thì bị bỏ ngoài bãi rác, đứa bị vứt bên đường... Rất nhiều cháu mắc những căn bệnh hiểm nghèo, như bị tim bẩm sinh. Có cháu còn không có cả hậu môn. Khi phát hiện, ông Nhật phải cấp tốc đưa cháu xuống bệnh viện để phẫu thuật...

Với nhiều gia đình, thì việc chăm một vài đứa trẻ đã “bở hơi tai”. Đằng này là 71 đứa trẻ, lớn mới học tiểu học, nhỏ còn đang ẵm ngửa. Chỉ riêng một việc cho các cháu ăn, dỗ các cháu ngủ, đã vô cùng vất vả. Rồi còn chuyện nay cháu này ốm, mai cháu kia đau, bệnh viện thì xa... 71 đứa trẻ, tương đương với 3 lớp mẫu giáo, bình thường phải có 6 cô giáo trông coi. Đằng này, chỉ có một người đàn ông chưa từng làm bố, chưa từng trông nom con nhỏ. Hơn nữa, 6 cô giáo coi 3 lớp mẫu giáo chỉ trông nom các cháu mỗi ngày mấy tiếng. Còn ông Nhật phải trông nom chúng suốt 24/24 giờ mỗi ngày.

Nhưng, vất vả hơn, là chuyện lo cuộc sống cho bọn trẻ. Mỗi tháng, 71 cháu bé ăn hết khoảng 6 tạ gạo, và chỉ riêng mắm muối cũng hết cả chục cân. Không phải bọn trẻ chỉ có ăn, chúng còn phải mặc, khi ốm còn chi phí thuốc men, và khi chúng đi học thì còn sách vở, bàn ghế... Không có nghề nghiệp ổn định, sức khỏe càng ngày càng hao mòn, ông Nhật đã phải lăn ra, ai thuê việc gì làm việc ấy. Có hôm ông nấu bát mỳ tôm, vừa định ăn thì mấy cháu chạy đến, thấy chúng có vẻ thèm thuồng, ông lại chia cho bọn trẻ, còn mình nhịn đói. Tâm sự với báo chí, ông Nhật cho biết, cũng may mà bọn trẻ rất ngoan. Trừ những lúc ốm đau, những cháu năm, sáu tuổi đã biết trông những cháu nhỏ hơn cho “bố Nhật” đi làm kiếm gạo.

Để kết thúc bài báo này, tôi xin mượn lời của một doanh nhân ở thị trấn Chư Sê. Nghe chuyện về ông Nhật, vị doanh nhân này tìm đến nhà ông. Và sau khi đã thực sự “mục sở thị”, vị doanh nhân đã thốt lên: “Chỉ có đức Chúa, đức Phật từ bi, thì mới làm được chuyện đó”.

Rất đúng!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm