| Hotline: 0983.970.780

Cơ sở chăn nuôi heo không phép, gây ô nhiễm môi trường

Thứ Ba 27/02/2024 , 06:58 (GMT+7)

Dù bị đình chỉ hoạt động do không có giấy phép môi trường nhưng cơ sở chăn nuôi heo vẫn xả thải, bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến nhiều hộ dân xung quanh.

Cơ sở chăn nuôi heo nằm ở khu vục đồi 800 thuộc làng Nhao 1. Ảnh: Tuấn Anh.

Cơ sở chăn nuôi heo nằm ở khu vục đồi 800 thuộc làng Nhao 1. Ảnh: Tuấn Anh.

Bị đình chỉ hoạt động nhưng vẫn xả thải, gây ô nhiễm

Trước đó, rất nhiều hộ dân làng Nhao 1 (xã Ia Kênh) đã gửi đơn phản ánh lên UBND TP Pleiku (tỉnh Gia Lai)  về tình trạng cơ sở chăn nuôi heo nằm ở khu vục đồi 800 thuộc làng Nhao 1 liên tục ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Ngay sau khi nhận được phản ánh, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Pleiku đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND xã Ia Kênh thực hiện kiểm tra, xử lý.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở chăn nuôi heo do bà Trần Thị Ái Liên làm chủ chưa cung cấp được các loại giấy tờ liên quan như giấy phép kinh doanh, giấy phép môi trường. Về vị trí, từ cơ sở chăn nuôi heo đến khu dân cư khoảng 700m. Số lượng heo nuôi của cơ sở khoảng 580 con.

Sau khi kiểm tra, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã lập biên bản vi phạm hành chính vì nuôi heo nhưng không có giấy phép môi trường. Ngay sau đó, UBND TP Pleiku đã ban hành quyết định xử phạt cơ sở chăn nuôi heo với số tiền 32.500.000 đồng do đã có vi phạm “Cơ sở đang hoạt động mà không có giấy phép môi trường theo quy định”.

Ghi nhận thực tế, cơ sở chăn nuôi heo vẫn xả thải ra môi trường. Ảnh: Tuấn Anh.

Ghi nhận thực tế, cơ sở chăn nuôi heo vẫn xả thải ra môi trường. Ảnh: Tuấn Anh.

Đồng thời, đình chỉ hoạt động cơ sở chăn nuôi heo trong vòng 5 tháng (nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường) kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trong diễn biến mới nhất vào ngày 22/2, các hộ dân tiếp tục làm đơn tập thể cầu cứu về việc cơ sở chăn nuôi heo do bà Trần Thị Ái Liên làm chủ gây ô nhiễm môi trường. Theo phản ánh, thời điểm hiện tại, cơ sở chăn nuôi heo vẫn bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc buôn bán và sinh hoạt hàng ngày của người dân.  Người già, người trẻ hít phải mùi hôi thối bị chóng mặt, đau đầu và gieo rắc nỗi ám ảnh cho hàng nghìn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan tại khu du lịch trải nghiệm làng Nhao 1.

Chính quyền kiểm tra lại không phát hiện

Ghi nhận thực tế cho thấy, cơ sở chăn nuôi heo có diện tích khoảng 10ha, được xây dựng khép kín, bao bọc bởi tường xi măng kiên cố nhưng mùi hôi thối bốc lên rất nồng nặc và phát tán ra các nhà dân sống khu vực gần đó.

Người dân chịu không nổi mùi hôi thối từ cơ sở chăn nuôi heo. Ảnh: Tuấn Anh.

Người dân chịu không nổi mùi hôi thối từ cơ sở chăn nuôi heo. Ảnh: Tuấn Anh.

Bà Vũ Thị Hoa (làng Nhao 1, xã Ia Kênh) cho biết, cơ sở chăn nuôi heo xây dựng được khoảng 4 năm và mùi hôi thối từ cơ sở chăn nuôi heo rất khó chịu. Đặc biệt, khi có gió thì thối không thể tưởng tượng nổi, ăn cơm cũng phải đóng kín cửa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống gia đình.

“Người dân đã nhiều lần ý kiến, chính quyền xã Ia Kênh cũng đã vào nhưng chẳng hiểu sao mùi hôi thối vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Thậm chí, một số hộ dân còn cho rằng cơ sở chăn nuôi heo xả nước thải ra làm chết cây cối của họ”, bà Hoa bức xúc.

Tương tự, ông Puih Moih (làng Nhao 1, xã Ia Kênh) cho biết, ông cùng bà con trong xóm đã làm đơn báo với thôn trưởng nhưng chưa thấy chính quyền xử lý.

“Ban ngày chúng tôi đi làm rẫy thì không thấy cơ sở chăn nuôi heo xả thải, nhưng thấy nước thải đọng lại bốc mùi. Chúng tôi rất mong chính quyền địa phương cần sớm xử lý để người dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống”, ông Puih Moih nói.

Người dân canh tác trên ruộng lúa gần cơ sở chăn nuôi heo, hàng ngày phải hứng chịu mùi hôi thối. Ảnh: Tuấn Anh.

Người dân canh tác trên ruộng lúa gần cơ sở chăn nuôi heo, hàng ngày phải hứng chịu mùi hôi thối. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Lê Quang Toản, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kênh cho biết, chúng tôi có một số buổi làm việc, phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường TP Pleiku trực tiếp vào kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra thì không phát hiện mùi hôi thối từ cơ sở chăn nuôi heo. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cho cán bộ kiểm tra lại xem như thế nào và báo cáo cho UBND TP Pleiku xử lý, vì việc này không thuộc thẩm quyền của xã.

Theo ông Toản, địa phương cũng rất quan tâm đến vấn đề môi trường, thường xuyên kiểm tra nhưng do địa bàn rộng, nên anh em không phải lúc nào cũng túc trực. Nếu người dân phát hiện có xả thải thì báo cho địa phương để xuống ngay. Tuy nhiên, người dân phát hiện nhưng tới 3 ngày sau mới báo nên không có cơ sở để xử lý.

Ông Võ Phúc Ánh, Phó Chủ tịch UBND TP Pleiku cho biết, sau khi UBND TP Pleiku ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở chăn nuôi heo thì được cam kết sau Tết sẽ xử lý và hoàn tất các thủ tục về môi trường. Đến nay, vẫn chưa thấy UBND xã báo cáo về trường hợp của cơ sở chăn nuôi này vẫn tiếp tục gây ô nhiễm môi trường. Chúng tôi sẽ chỉ đạo các ngành chức năng cùng phối hợp với UBND xã Ia Kênh kiểm tra, xử lý dứt điểm về vấn đề này.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.