| Hotline: 0983.970.780

Cống âu thuyền Ninh Quới sắp vận hành

Thứ Tư 27/11/2019 , 13:50 (GMT+7)

Công trình cống âu thuyền Ninh Quới đã hoàn thành trên 85% khối lượng, sẽ được vận hành đầu tháng 12/2019.

Năm nay, được dự báo là năm mặn xâm nhập sớm và kết thúc sau hơn trung bình nhiều năm trước, vì thế chủ đầu tư và các đơn vị thi công công trình cống âu thuyền Ninh Quới đã cố gắng, nỗ lực đẩy cao tiến độ thi công công trình để hoàn thành công trình sớm nhất có thể, kịp thời phục vụ kiểm soát mặn - ngọt mùa khô 2019-2020.

Công trình cống âu thuyền Ninh Quới sau một năm thi công đã hoàn thành trên 85 khối lượng

Ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban Quản lí Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 cho biết: "Qua gần 12 tháng thi công, với nhân lực bình quân luôn có khoảng 100 công nhân trên công trường và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ. Công trình được khởi công ngày 26/11, đến tháng 4/2021 sẽ hoàn thành. Nhưng đến nay, công trình đã thực hiện đến trên 85% khối lượng, đã hoàn thành lắp đặt cửa van.

Ngay từ đầu tháng 12/2019, thì công trình có thể đưa vào khai thác, kiểm soát mặn kịp thời, để phục vụ sản xuất, dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình trước 01/3/2020 (rút ngắn thời gian thực hiện khoảng 13 tháng so với hợp đồng)”, ông Linh cho biết thêm.

Cống âu thuyền Ninh Quới, được khởi công xây dựng vào cuối tháng 26/11/2018, trên tuyến kênh Quản lộ Phụng Hiệp, thuộc địa bàn ấp Ninh Lợi, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, cách ngã tư Ninh Quới về hướng tỉnh Sóc Trăng khoảng 750 m.

Năm nay được dự báo mặn sẽ xâm nhập sớm và kết thúc sau hơn trung bình nhiều năm trước, vì thế chủ đầu tư và các đơn vị thi công công trình cống âu thuyền Ninh Quới đã cố gắng, nỗ lực đẩy cao tiến độ thi công công trình để hoàn thành công trình sớm nhất có thể, kịp thời phục vụ kiểm soát mặn - ngọt mùa khô 2019-2020.

Dự án trên do Ban Quản lí Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10, thuộc Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư là 400 tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Với thời gian thi công 29 tháng, dự án, gồm 2 hạng mục: Xây dựng cống Ninh Quới (thay thế cống Ninh Quới cũ) và Cống âu thuyền Ninh Quới (hạng mục chính).

Kết cấu chính của hạng mục công trình dự án cống âu thuyền Ninh Quới gồm: Có 2 cống hở ở 2 đầu và buồng âu dài 150 mét, đáy rộng 31,5 mét; Cửa van, đóng mở bằng xy lanh thủy lực; Cầu giao thông trên cống có chiều rộng phần lưu thông xe bằng 5,5 mét.

Đối với kết của hạng mục cống Ninh Quới, được xây dựng trên tuyến kênh Cầu Sập – Ninh Quới, cách cống Ninh Quới cũ 30 mét, có khoang chiều rộng thông nước là 15 mét và mặt cầu giao thông trên cống rộng 5,5 mét.

Theo ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, dự kiến tình hình xâm nhập mặn sớm hơn 1 tháng, nếu Cống âu thuyền Ninh Quới sớm đưa vào sử dụng sẽ giúp nông dân sản xuất an toàn. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT cũng đã chỉ đạo các địa phương bị ảnh hưởng nên chọn giống sản xuất ngắn ngày, ít bệnh và khuyến cáo nông dân không nên trồng lúa vụ 3.

Cống âu thuyền Ninh Quới được đưa vào hoạt động sẽ tạo điều kiện giúp cho nông dân các địa phương trong khu vực này chủ động kiểm soát được các nguồn nước mặn, ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong chuyến khảo sát trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung, đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư và các đơn vị thi công, đã góp phần cho tiến đô công trình vượt so với thời gian kế hoạch đề ra. Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thì chủ đầu tư và các bên liên quan cần phải giám sát chặt chẽ, để công trình vừa hoàn thành sớm so với mục tiêu kế hoạch, đồng thời phải đãm bảo chất lượng sử dụng lâu dài.

Khi cống âu thuyền Ninh Quới được đưa vào vận hành sẽ đáp ứng mục tiêu chủ động điều tiết nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt cho vùng trồng lúa, màu ổn định của các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang nhằm điều tiết nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, kết hợp với phát triển giao thông trong vùng. Về lâu dài, tạo điều kiện chuyển nước ngọt phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Nam QL 1A của tỉnh Bạc Liêu.

Với diện tích hơn 134.000 ha diện tích đất và nước nông nghiệp, Bạc Liêu là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản đứng thứ 2 trong cả nước. Ngoài ra, Bạc Liêu có diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng 185.000 ha. Trong đó, bao gồm 60.000 ha đất chuyên canh lúa, 35.000 ha đất lúa tôm. Hàng năm, gieo trồng 85.000 ha lúa thơm, 70.000 ha lúa đặc sản, lúa hữu cơ và 30.000 ha lúa khác.

Tuy nhiên, những năm gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh  Bạc Liêu đang đứng trước những khó khăn do xâm nhập mặn, hạn hán và triều cường dâng cao. Để ứng phó, tỉnh Bạc Liêu đã chủ động xây dựng những mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả kinh tế bền vững, nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng.

Với việc cống âu thuyền Ninh Quới được đưa vào hoạt động sẽ tạo điều kiện giúp cho nông dân các địa phương trong khu vực này chủ động kiểm soát được các nguồn nước mặn, ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất