| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ biofloc kiểm soát bệnh tôm chết sớm

Thứ Tư 05/10/2016 , 14:35 (GMT+7)

“Biofloc đã giúp làm sạch nước, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đối tượng nuôi, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh,..." - một chủ trang trại nuôi trồng thủy sản chia sẻ.

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đang đối mặt thách thức và tiềm ẩn rủi ro dịch bệnh bùng phát, nhất là bệnh chết sớm hay còn gọi là chứng hoại tử gan tụy cấp. Tuy nhiên lo ngại trên sẽ được kiểm soát khi nuôi tôm theo công nghệ biofloc.

 

Hết lo bệnh

Anh Lê Minh Chính, chủ trang trại nuôi trồng thủy sản Chính Mỹ ở xã Ninh Phú, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm theo công nghệ biofloc. "Bí kíp" này giúp anh hết lo bệnh chết sớm- một bệnh dịch nguy hiểm nhất trên tôm.

Anh Chính là người có tâm huyết trong nghề nuôi tôm, với hơn 30 năm kinh nghiệm. Hiện anh có diện tích ao nuôi lên đến 12ha. Trước đây, với diện tích này mỗi năm anh thu hoạch từ 100 - 120 tấn tôm thương phẩm. Từ năm 2011 - 2012, do vấp phải dịch bệnh tôm chết sớm lan rộng nên anh bị thất thu.

Tuy nhiên, với bản lĩnh trong nghề không cho phép anh nản chí, mà “thúc” anh sang tận Thái Lan học hỏi cách phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Thế rồi anh tiếp cận công nghệ nuôi tôm biofloc. Sau đó, anh tìm hiểu từ PGS.TS Hoàng Tùng và nhóm nghiên cứu về công nghệ biofloc thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM kết hợp với một số nhà khoa học khác dịch tài liệu “Thực hành công nghệ biofloc” do GS. Yoram Avnimelech chủ trì biên soạn để giới thiệu đến người nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

08-45-24_nuoi-tom-cong-nghe-biofloc-nh-kim-so-3
Ao ương tôm post khoảng 30 ngày trước khi san thưa, chuyển ao thương phẩm
 

Công nghệ biofloc là gì?

Công nghệ biofloc đã có từ thập niên 1940, được sử dụng chủ yếu để xử lý nước thải dân dụng. Công nghệ này tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn dị dưỡng phát triển, biến các chất hữu cơ có trong nước thải thành sinh khối vi khuẩn. Khi đạt mật độ cao, vi khuẩn dị dưỡng sẽ kết lại với nhau thành hạt floc. Sau đó hạt này được loại bỏ ra khỏi môi trường để làm sạch nước.

Vào đầu thập niên 1990 TS Robin McIntosh tình cờ phát hiện sự hình thành của biofloc vào cuối vụ nuôi trong số ao nuôi tôm không thay nước tại Belize ở Nam Mỹ. Từ đây ông và nhiều nhà khoa học nghiên cứu đưa công nghệ biofloc vào hoạt động nuôi tôm. Tại Mexico công nghệ này giúp giảm nguy cơ bệnh đốm trắng.

Nghĩ là làm, anh bắt đầu san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống công trình ao nuôi và thực hành ngay công nghệ này. Sau hơn 2 năm vừa học, vừa nghiên cứu, đến năm 2014, mô hình nuôi tôm theo công nghệ biofloc đã được anh hoàn thiện bài bản và nuôi đâu thắng đó.

“Biofloc đã giúp làm sạch nước, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đối tượng nuôi, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, nhờ đó chi phí SX, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR đều giảm”, anh Chính chia sẻ.

 

Mô hình bền vững

Anh Chính dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi tôm được xây dựng khép kín rộng 1ha, trong đó có 5 ao nuôi với tổng diện tích 6.600m2, ao ương 800m2, ao chứa lắng 900m2 và ao xử lý chất thải 400m2. Ngoài ra, còn có khu nuôi cấy vi sinh, kho hàng, bể lọc và nhà ở cho công nhân cũng được anh bố trí rất hợp lý.

Anh Chính cho biết, để nuôi tôm theo công nghệ này các ao được lót bạc toàn bộ nền đáy và bờ ao; có hố thu chất thải, kết hợp hệ thống xi phông tự động được anh thiết kế. Nước chính thức để nuôi được bơm vào bể lọc, sau đó đưa vào ao lắng.

Tại đây, nước được xử lý diệt khuẩn và bổ sung vôi, khoáng tạo độ kiềm và độ PH phù hợp trước khi xử dụng để cấp hoặc bù nước cho các ao ương, ao nuôi…

Đặc biệt, khu nuôi cây vi sinh dùng hỗn hợp nước, mật rỉ đường, vi sinh… tạo biofloc (vi khuẩn dị dưỡng, tảo, mùn) trong thùng phuy để đưa xuống ao nuôi. Sau đó, chạy quạt và sục khí để biofloc phát triển để ức chế vi sinh vật gây bệnh…

Theo anh Chính, chi phí đầu tư cho 1ha khoảng 1,5 tỷ đồng. Tuy hơi cao nhưng quy trình này giúp người nuôi an toàn hơn, hiệu quả hơn và mang tính bền vững cao. Năng suất nuôi tôm được duy trì ổn định ở mức 35 - 40 tấn/ha/vụ. Hơn nữa quy trình này không sử dụng kháng sinh, hóa chất xử lý nước duy nhất là Chlorine.

Thành phần của vi khuẩn dị dưỡng trong ao được kiểm soát chặt chẽ nhờ các sản phẩm vi sinh chức năng đã được chế tạo cho từng giai đoạn nuôi. Nhờ vậy sản phẩm nuôi sạch, cải thiện vượt bậc năng lực cạnh tranh của người nuôi.

08-45-24_nuoi-tom-cong-nghe-biofloc-nh-kim-so-4
Trại nuôi anh Chính còn đầu tư 2 máy sục khí công nghệ Nano giúp làm giàu oxy cho các ao nuôi
 

“Nhờ áp dụng cách nuôi này tôi thu hoạch tôm lãi tiền tỷ. Năm ngoái chỉ với 3 ao (4.500m2) tôi thu 47 tấn/năm, sau khi trừ chi phí lãi hơn 4 tỷ đồng. Còn năm nay đợt 1 tôi thả 1 triệu giống cho tất cả 5 ao, sau 80 ngày thu hoạch 20 tấn, size 40 con/kg, lãi hơn 2 tỷ đồng. Hiện tôm đang thả đợt 2 được 50 ngày tuổi, đạt trọng lượng khoảng 100 con/kg, dự kiến sản lượng sẽ cao hơn đợt 1”, anh Chính khẳng định.

08-45-24_nuoi-tom-cong-nghe-biofloc-nh-kim-so-6
08-45-24_nuoi-tom-cong-nghe-biofloc-nh-kim-so-7
Nuôi tôm công nghệ này nước được lọc qua bể lọc trước khi xuống ao lắng xử lý đưa vào ao nuôi
 

PGS.TS Hoàng Tùng, Khoa Công nghệ sinh học, ĐH Quốc gia TP.HCM khuyến cáo: Thứ nhất, tìm hiểu kỹ lưỡng về nguyên lý của công nghệ biofloc và các yêu cầu đảm bảo khi áp dụng.

Thứ hai, thực hiện tốt các hướng dẫn về xây dựng hệ thống công trình, lắp đặt và vận hành trang thiết bị theo hướng đầu tư yêu cầu, đảm bảo quy trình quản lý chăm sóc tốt nhất.

Thứ ba, sử dụng đúng lượng, đúng cách các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chất lượng tốt do chúng tôi chọn lọc, giới thiệu.

Thứ tư, tuyệt đối không sử dụng kháng sinh, chất độc hại ảnh hưởng đến vi sinh vật có hại trong ao.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm