| Hotline: 0983.970.780

Cụ bà 99 tuổi sống lạc quan giữa mùa dịch Covid-19

Thứ Tư 25/03/2020 , 09:27 (GMT+7)

Nhắc đến cụ Nguyễn Thị Doãn, người dân thường gọi cụ bằng những cái tên trìu mến, như “bà cụ nhân từ”, “thầy thuốc cứu dân", “nhà thơ”...

Cụ Doãn mắt còn khá tinh tường, hàng ngày cụ vẫn đọc báo, xem ti vi.

Cụ Doãn mắt còn khá tinh tường, hàng ngày cụ vẫn đọc báo, xem ti vi.

Mặc dù đã bước sang tuổi 99, nhưng cụ Nguyễn Thị Doãn, quê ở khu Yên Lâm, phường Đức Chính, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, luôn toát lên vẻ đẹp phúc hậu, khỏe mạnh, nước da hồng hào, đôi mắt tinh nhanh, giọng nói trầm ấm.

Đặc biệt, khi đại dịch Covid – 19 đang bùng phát, cụ vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, an nhiên hưởng thụ tuổi già. Hàng ngày, cụ thường xuyên theo dõi thời sự, đọc báo, cập nhật các tin tức, làm theo hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng tránh dịch.

Cụ Doãn mồ côi khi vừa mới lọt lòng mẹ, phải lớn lên nhờ những giọt sữa ấm nóng từ bà nội. Năm 18 tuổi, cụ lên duyên vợ chồng với cụ Trần Đức Dụ.

Ban ngày cụ tham gia tăng gia sản xuất, ban đêm hoạt động cách mạng, cứu đói, cứu tế cho dân; gây cơ sở, tuyên truyền chính sách cho nhân dân vùng tề; làm hầm bí mật cất giấu cán bộ; cung cấp thông tin cho bộ đội đánh giặc...

Bởi thế mà nhiều lần, cụ được trao tặng bằng khen, giấy khen, trong đó có bằng khen của Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì...

Mỗi buổi chiều, các chắt quây quần bên cụ để được nghe cụ đọc báo, ngâm thơ.

Mỗi buổi chiều, các chắt quây quần bên cụ để được nghe cụ đọc báo, ngâm thơ.

Là hội viên hội cựu chiến binh, cụ được gia đình truyền cho bài thuốc chữa bệnh hen suyễn, đến nay cụ đã cứu sống được rất nhiều bệnh nhân từ khắp nơi. Ai không có tiền, cụ chữa miễn phí. Tiếng lành đồn xa, rất nhiều bệnh nhân đến gặp đều được cụ cho thuốc và chữa bệnh tận tình. Nay cụ vẫn giữ gìn và truyền lại nghề cho con cháu.

Chị Nguyễn Thị Lan (48 tuổi), từng được cụ cứu sống chia sẻ : “Tôi bị lên cơn hen năm 2 tuổi, mặc dù bố mẹ đã chữa chạy nhiều nơi không khỏi. Nhà chúng tôi ở xa, điều kiện đi lại gặp khó khăn.

Cụ đã cho cả gia đình tôi ở lại để tiện theo dõi, chăm sóc thuốc men mà không lấy tiền. Nhờ gặp đúng thầy, đúng thuốc mà bệnh tình tôi thuyên giảm và đến nay tôi đã khỏi bệnh 45 năm. Ơn này tôi sẽ mãi khắc ghi”.

Không chỉ là một thầy thuốc có tâm, ở tuổi này, cụ vẫn tham gia vào các hội, các câu lạc bộ rất nhiệt tình. Với sự từng trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ gian khổ, ác liệt, thêm vốn kinh nghiệm dày dạn, cụ đã sáng tác được hơn 100 bài thơ với rất nhiều chủ đề khác nhau như ơn Đảng, ơn Bác, nghĩa tình đồng đội, dân ơn liệt sĩ xã nhà, thơ chúc tết, tặng người bạn đã hi sinh, thơ mừng cháu thi đỗ đại học, cây đa, giếng nước, sân đình....

Bài thơ do cụ Doãn sáng tác và viết tay.

Bài thơ do cụ Doãn sáng tác và viết tay.

Cụ là tấm gương tiêu biểu cho con cháu học tập và noi theo. Mặc dù tuổi đã cao, nhưng trí tuệ cụ vẫn rất minh mẫn.

Hàng ngày, cụ vẫn tập thể dục đều đặn, ra vườn nhổ cỏ, nghe đài, ngâm thơ, đọc sách báo, theo dõi bản tin thời sự thường ngày. Trò chuyện, cụ còn tuyên truyền cho chúng tôi thông tin về diễn biến phức tạp của đại dịch Covid -19 đang xảy ra, số ca mắc nhiễm ở các nước...

Khi được hỏi về các biện pháp để phòng chống dịch, cụ miệng nói, tay làm, chỉ vào chiếc hộp đựng các loại khẩu trang, nước sát khuẩn, nước súc miệng, nước rửa tay hàng ngày mà con cháu đã trang bị cho cụ khi có khách vào nhà chơi.

Khi rảnh, cụ lại nhặt rau giúp con cháu

Khi rảnh, cụ lại nhặt rau giúp con cháu

Thế mới biết, thời gian và tuổi tác không làm cho con người già đi, mà nó còn giúp cho cụ Nguyễn Thị Doãn vui hơn, khỏe hơn với đời. Sống qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt của dân tộc, nay cụ vẫn dõi theo tình hình quê hương và khi cần, cụ sẵn sàng thổi lên ngọn lửa của lòng yêu nước cho con cháu noi theo.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm