| Hotline: 0983.970.780

Nghề tay trái của cô giáo trong mùa dịch Covid-19

Thứ Hai 24/02/2020 , 11:19 (GMT+7)

Những ngày học sinh được nghỉ học, cô giáo cũng được nghỉ dài nên sẵn vườn trong nhà trồng được nghệ đỏ, cô Thuân đã tìm hiểu và chế biến ra tinh bột nghệ.

Cô Vương Thị Thuân đang rửa nghệ tươi sau thu hoạch. Ảnh: Thanh Huyền.

Cô Vương Thị Thuân đang rửa nghệ tươi sau thu hoạch. Ảnh: Thanh Huyền.

Đó là "nghề tay trái" của cô giáo Vương Thị Thuân, giáo viên trường mầm non Hưng Đạo (phường Hưng Đạo, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) trong mùa dịch Covid-19 vừa qua. 

Trước đây, gia đình cô Thuân chỉ trồng nghệ đỏ để tránh cho cỏ mọc quanh vườn, bởi đất rộng, nhà lại ít người không có ai dọn vườn. Đến mùa thu hoạch, cô bán nghệ tươi cho thương lái vào thu mua. Nhưng đợt này, được nghỉ dài, con trai cô đã lớn cũng không phải trông như các gia đình có cháu nhỏ. Cô đã nảy ra ý nghĩ, là làm tinh bột nghệ để phục vụ sức khỏe gia đình, bản thân và những người xung quanh.

Bắt đầu từ công đoạn dỡ nghệ, rửa nghệ và chế biến, cô đã rủ con trai tham gia cùng để thời gian rảnh, con sẽ không chơi đánh điện tử nữa, mà biết phụ giúp mẹ. Cô Thuân còn nhớ, lần đầu tiên tập làm, vì chưa nắm chắc quy trình sản xuất, máy móc thiếu thốn, lại thiếu kinh nghiệm nên tinh bột nghệ làm ra uống bị sạn, nhiều mày; còn trong nhà và đồ dùng chỗ nào cũng thấy màu vàng của nghệ.

Khó nhất là công đoạn lọc, chắt dầu để làm sao vừa tách được tinh dầu, các chất xơ, chất cặn bã, lại vẫn giữ được hàm lượng curcumin trong nghệ.

Công nghệ xay, nghiền, chế biến bằng máy. Ảnh: Thanh Huyền.

Công nghệ xay, nghiền, chế biến bằng máy. Ảnh: Thanh Huyền.

Cứ làm đi làm làm lại 3-4 lần, vị khách thử đầu tiên là những đồng nghiệp của cô, sau mỗi lần nhận được sự góp ý của mọi người, cuối cùng cô cũng thành công. Biết được tinh bột nghệ rất tốt cho sức khỏe, lại thấy vợ cả ngày hết rửa, lại xay, lọc nghệ, chồng cô Thuân quyết định mua tặng cô chiếc máy xay tinh bột nghệ, máy sấy để tiết kiệm được thời gian và cho năng suất cao hơn.

Vụ này, vườn nhà cô thu hoạch được khoảng 3,5 tấn nghệ tươi, mỗi tạ nghệ cho ra 5 kg tinh nghệ. Giá thành 1kg tinh nghệ là 400.000đ. Ban đầu, cô làm để biếu họ hàng, cho hàng xóm, đồng nghiệp uống giúp da sáng đẹp, ngăn ngừa lão hóa, giảm nếp nhăn, điều trị viêm loét dạ dày, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa ung thư....sau mọi người truyền tai nhau về chất lượng sản phẩm và đến mua ủng hộ cô.

Tinh bột nghệ được sấy trong lò điện 150kW. Ảnh: Thanh Huyền.

Tinh bột nghệ được sấy trong lò điện 150kW. Ảnh: Thanh Huyền.

Cô Thuân tâm sự: “Tôi đang cố gắng từ nay đến lúc đi dạy học trở lại sẽ làm xong chỗ nghệ tươi của vườn nhà. Từ dịp hè sang năm, tôi sẽ làm mở rộng hơn để phục vụ sức khỏe cho mọi người. Tôi đã liên kết được với chị bạn trên Tây Bắc chuyên cung ứng nghệ tươi với số lượng lớn. Vì làm bằng đam mê, nên ngoài thời gian đứng lớp, tôi sẽ học hỏi thêm để cho ra sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất”.

Nghề tay trái của cô Thuân trong dịp nghỉ dài, phòng tránh dịch Covd- 19 quả thật rất có ý nghĩa, vừa giúp gia đình tăng thêm thu nhập, lại vừa giáo dục được cậu con trai ý thức “chăm chỉ lao động”. Hi vọng rằng, với trái tim của nghề làm thầy, với niềm đam mê công việc mới sẽ cho cô giáo Thuân có nhiều trải nghiệm và gặt hái được nhiều thành công.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất