| Hotline: 0983.970.780

Cúm A/H5N6 xuất hiện tại 5 huyện, Thanh Hóa tiêu hủy hơn 3,7 vạn gia cầm

Thứ Bảy 15/02/2020 , 12:03 (GMT+7)

Đến nay, dịch cúm A/H5N6 đã xuất hiện tại 5 huyện của tỉnh Thanh Hóa. Cơ quan chức năng buộc phải tiêu hủy trên 37 nghìn con gia cầm.

Dịch cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện từ ngày 3/2 tại trại chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Ngọ thôn Lai Thịnh, xã Tân Khang, huyện Nông Cống. Đến nay, cúm A/H5N6 đã lây lan ra 20 hộ chăn nuôi, của 6 thôn, thuộc 3 xã của huyện Nông Cống. Cơ quan chức năng buộc phải tiêu hủy trên 28,5 nghìn con gia cầm.

Dịch cúm gia cầm A/H5N6 bắt đầu xuất hiện từ ngày 3/2 tại trại chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Ngọ, thôn Lai Thịnh, xã Tân Khang, huyện Nông Cống. Ảnh: Võ Dũng.

Dịch cúm gia cầm A/H5N6 bắt đầu xuất hiện từ ngày 3/2 tại trại chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Ngọ, thôn Lai Thịnh, xã Tân Khang, huyện Nông Cống. Ảnh: Võ Dũng.

Tại huyện Quảng Xương, dịch xuất hiện từ ngày 4/2 tại 1 hộ chăn nuôi thuộc xã Quảng Trường. Cơ quan chức năng buộc phải tiêu hủy gần 3,3 nghìn con gia cầm.

Sau vài ngày lắng xuống, đến ngày 12/2, cúm gia cầm A/H5N6 tiếp tục xảy ra tại hộ chăn nuôi ông Trịnh Đình Thanh, thôn Bái Xuân, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc làm 75 con vịt mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy trên 3,1 nghìn con gia cầm.

Cùng ngày trên, dịch tiếp tục xuất hiện tại tại 2 hộ chăn nuôi thôn Mai Thắng, xã Tân Bình, huyện Như Xuân làm trên 1,2 nghìn con gia cầm mắc bệnh.

Sau khi dịch cúm A/H5N6 xuất hiện, Thanh Hóa đang tập trung nhân lực, vật lực để bao vây, dập dịch. Ảnh: Võ Dũng.

Sau khi dịch cúm A/H5N6 xuất hiện, Thanh Hóa đang tập trung nhân lực, vật lực để bao vây, dập dịch. Ảnh: Võ Dũng.

Cũng trong ngày 12/2, cúm gia cầm A/ H5N6 xuất hiện tại  hộ chăn nuôi ông Nguyễn Bá Tấn, phố Vạn Sơn, phường Đông Hải làm 556 con vịt mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy gần 1 nghìn con gia cầm.

Các tuyến đường được rải vôi bột và tiêu độc khử trùng, chốt kiểm dịch hoạt động 24/24. Ảnh: Võ Dũng

Các tuyến đường được rải vôi bột và tiêu độc khử trùng, chốt kiểm dịch hoạt động 24/24. Ảnh: Võ Dũng

Ông Lê Mai Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa cho biết, chỉ sau 4 giờ khi có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm dương tính với dịch cúm AH5N6, TP. Thanh Hóa đã tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh.

Đến nay, sau khi được cấp 80 nghìn liều vắc xin cúm gia cầm A/H5N6, TP. Thanh Hóa đã mua thêm và tiêm bao vây dập dịch được 140 nghìn liều.  Với 1,5 nghìn lít hóa chất được cấp, TP. Thanh Hóa  mua thêm 5 tấn vôi, tổ chức phun tiêu độc khử trùng tại các trang trại, cơ sở chăn nuôi, các khu vực chợ, siêu thị, trung tâm thương mại… 

Ngay trong đêm, TP. Thanh Hóa đã tiêu hủy gần 1 nghìn con gia cầm để hạn chế sự lây lan ra diện rộng. Ảnh: Võ Dũng.

Ngay trong đêm, TP. Thanh Hóa đã tiêu hủy gần 1 nghìn con gia cầm để hạn chế sự lây lan ra diện rộng. Ảnh: Võ Dũng.

Như vậy, từ ngày 3-15/2/2020, bệnh Cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra tại 25 hộ chăn nuôi, 10 thôn, 7 xã, 5 huyện Nông Cống, Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Như Xuân và TP. Thanh Hóa làm trên 3,9 nghìn gia cầm mắc bệnh; cơ quan chức năng buộc phải tiêu hủy trên 37 nghìn con gia cầm.

Ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa, cho biết, Thanh Hóa hiện đang triển khai quyết liệt công tác phòng chống dịch cúm A/H5N6. Để đối phó với dịch, tỉnh đã cấp trên 1,2 triệu liều vắc xin cúm A/H5N6; 8.500 lít hóa chất tiêu độc khử trùng và 11 tấn vôi cho các huyện bị dịch. Ngoài ra, các công ty CP, Japfa chăn nuôi gia cầm đóng trên địa bàn đã chủ động tiêm 1,1 triệu liều vắc xin cúm A/H5N6. Dự kiến ngày hôm nay (15/2 - PV) các địa phương sẽ tiêm hết lượng vắc xin được cấp.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.