| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng đồng loạt phun khử trùng phòng chống dịch cúm gia cầm

Thứ Sáu 14/02/2020 , 15:10 (GMT+7)

Hơn 200 xã, phường thuộc 15/15 huyện, quận tại Hải Phòng đồng loạt phun khử trùng, chủ động phòng, chống bệnh cúm gia cầm xâm nhập, lây lan.

Quyết liệt phòng chống dịch

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, từ đầu tháng 2, các ngành chức năng và các địa phương trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã tổ chức triển khai kế hoạch phòng chống dịch động vật năm 2020. Trong đó đặc biệt tập trung tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT.

Lực lượng chức năng thường trực 24/24h tại các chốt kiểm dịch để kiểm soát chặt chẽ trường hợp vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra vào địa bàn Hải Phòng. Ảnh: CTV

Lực lượng chức năng thường trực 24/24h tại các chốt kiểm dịch để kiểm soát chặt chẽ trường hợp vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra vào địa bàn Hải Phòng. Ảnh: CTV

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng, ngay từ đầu năm, đơn vị đã chỉ đạo các trạm chăn nuôi và thú y huyện, quận khẩn trương tiến hành thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường trên địa bàn. Đồng thời, giám sát chặt chẽ đàn gia cầm và cập nhật báo cáo thường xuyên hàng ngày về tiến độ thực hiện để kịp thời phát hiện khống chế dịch không để dịch bệnh lây lan.

Bài liên quan

Đối với việc giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các chợ, cơ sở  giết mổ, kiểm  dịch vận chuyển động vật ra – vào thành phố đặc biệt gia cầm được kiểm soát chặt chẽ tại các chốt kiểm dịch liên ngành, trạm kiểm dịch Cầu Đá Bạc.

Bà Trịnh Thị Tuyết – Trưởng phòng Quản lí dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng cho hay: “Công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6 được thành phố Hải Phòng thực hiện đồng bộ và quyết liệt. Tính đến ngày 14/2/2020, 15/15 huyện, quận đã tiến hành phun tiêu độc sát trùng môi trường tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, các chợ buôn bán, khu vực tập kết, thu gom động vật, các cơ sở  giết mổ động vật, nơi công cộng, đường, ngõ ngách, vùng ổ dịch cũ, nơi chôn hủy gia súc, gia cầm…”.

Ngoài ra, để phòng chống dịch bệnh, theo chỉ đạo của UBND thành phố Hải Phòng, Cục Quản lý thị trường, CATP bố trí cán bộ, CSGT tăng cường lực lượng liên ngành tại các Trạm kiểm dịch động vật cố định Cầu Đá Bạc – Thủy Nguyên. Lực lượng chức năng sẽ thường trực 24/24h để kiểm soát và xử lý các trường hợp vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm mắc bệnh, xuất phát từ địa phương có dịch, nhập lậu không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của lực lượng Thú y từ các tỉnh, thành phố nơi xuất phát…

Một tuần phun thuốc 1 lần

Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, UBND thành phố Hải Phòng đã có văn bản chỉ đạo các sở ngành liên quan, UBND các huyện, quận, xã, phường, thị trấn kiện toàn BCĐ phòng chống dịch bệnh động vật, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.
Chính quyền cơ sở, các ban, ngành thành viên BCĐ tổ chức giám sát dịch đến tận hộ, cơ sơ chăn nuôi, kinh doanh, giết mổ gia cầm, cơ sở ấp trứng, chợ buôn bán gia cầm sống, sản phẩm gia cầm…

Các cơ sở chăn nuôi gia cầm được cơ quan chức năng hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và phun thuốc tiêu độc khử trùng hàng tuần. Ảnh: Đinh Mười

Các cơ sở chăn nuôi gia cầm được cơ quan chức năng hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và phun thuốc tiêu độc khử trùng hàng tuần. Ảnh: Đinh Mười

Theo đó đến nay, hơn 200 xã, phường thuộc 15/15 quận huyện (trừ huyện đảo Bạch Long Vĩ) đều đã đồng loạt tiến hành phun khử trùng, chủ động phòng, chống bệnh cúm gia cầm xâm nhập, lây lan. Và hiện tại, dịch cúm gia cầm vẫn chưa xảy ra, các dịch bệnh khác vẫn đang được kiểm soát tốt tại địa bàn thành phố Hải Phòng.

Thực hiện khuyến cáo của cơ quan chức năng và hướng dẫn của lực lượng thú y, ghi nhận của PV báo NNVN, tại một số trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn đều tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi như: vệ sinh chuồng trại, phun thuốc tiêu độc khử trùng theo quy định…

Ông Phạm Viết Dũng – Chủ trang trại chăn ở phường Văn Đẩu, quận Kiến An, Hải Phòng cho biết: “1 tuần tôi phun dịch cúm 1 lần để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm, theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y. Hiện tại, đàn gia cầm của gia đình tôi vẫn phát triển tốt, không có dịch bệnh. Chúng tôi mong tiếp tục được cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa và hướng dẫn chúng tôi các biện pháp phòng chống dịch để tiếp tục phát triển chăn nuôi”.

Theo dự báo, thời tiết năm nay được dự báo là mùa đông ấm, nền nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm khá thuận lợi cho ngành chăn nuôi, tuy nhiên đã xuất hiện hiện tượng sương mù, mưa nhỏ và cả những cơn mưa nặng hạt làm độ ẩm không khí cao nên tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Ngoài việc các cơ sở chăn nuôi và người dân chủ động các biện pháp phòng chống, cơ quan chức năng cần tiếp tục chuẩn bị nhân vật lực kịp thời ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. Đồng thời tuyên truyền cho người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm thực hiện quy trình vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Hiện tại, tổng đàn gia cầm ở Hải Phòng có trên 9,3 triệu con, trong đó đàn gà khoảng 7,17 triệu con và chưa xuất hiện dịch cúm gia cầm. Sau Tết nguyên đán, đàn gia cầm đang có xu hướng phát triển mạnh.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.