| Hotline: 0983.970.780

Cùng nông dân bảo vệ môi trường: Mở hướng cho nông sản Việt

Thứ Tư 14/08/2019 , 08:52 (GMT+7)

Trong nỗ lực phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, Cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng và triển khai mô hình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” ở 22 tỉnh, thành phía Nam và đang hướng đến phạm vi cả nước.

07-31-57_3_bo_ve_he_sinh_thi_huong_den_mot_nen_nong_nghiep_pht_trien_ben_vung
Bảo vệ hệ sinh thái hướng đến nền nông nghiệp bền vững.

Đây là hướng đi tích cực mở đường cho nông sản Việt khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
 

Ý thức và hiệu quả

Thời tiết biến đổi khác thường luôn làm gia tăng dịch bệnh trên lúa, rau màu và cây ăn trái. Để bảo vệ năng suất, bà con nông dân thường phải can thiệp bằng thuốc BVTV. Tuy nhiên, thói quen sử dụng bao bì, chai lọ vứt bừa bãi đã gây ô nhiễm môi trường và mất ATVSTP.

Ông Mai Văn Thổ, ấp Hưng Hòa, xã Tân Hưng, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) chuyên trồng khoai lang, bộc bạch: Thiệt tình mà nói, trước đây tôi thường gom hết vỏ chai thuốc BVTV lại cái nào được thì bán ve chai, cái nào không thì vứt ở bờ ruộng. Mặc dù cũng nghe khuyến cáo làm như vậy là không đúng. Sau này xem chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” tôi thấy bà con đồng tình lắm. Bây giờ xài xong tôi cũng gom hết chai lọ, bao bì lại để tiêu hủy.

Ông Nguyễn Văn Sơn, quyền Chủ tịch Hội Doanh nghiệp SXKD thuốc BVTV Việt Nam (VIPA) cho biết, ngay từ những ngày đầu các doanh nghiệp hội viên của VIPA đã tích cực tham gia. Đến nay, đã có hơn 50 doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV đã tích cực đóng góp kinh phí và nhân lực để thực hiện chương trình. Chương trình đã đem lại những kết quả thiết thực cho nông dân và môi trường. Đồng thời, cũng thể hiện trách nhiệm với xã hội của các doanh nghiệp SXKD thuốc BVTV.

Để chương trình đạt kết quả cao hơn nữa, Hội Doanh nghiệp SXKD thuốc BVTV Việt Nam mong muốn trong thời gian tới các địa phương và các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ quan truyền thông và đơn vị có liên quan sẽ phối hợp chặt chẽ hơn để tiếp tục lan tỏa thông điệp và hiệu quả của chương trình đến với đông đảo người dân.

Hy vọng mỗi người dân sẽ là một tuyên truyền viên, hướng dẫn cộng đồng thực hiện tốt việc thu gom rác thải thuốc BVTV. Hướng người nông dân tham gia SX nông sản an toàn, xây dựng các mã số vùng trồng cho nông sản xuất khẩu, tạo sự liên kết giữa các Cty XNK nông sản với các Tổ hợp tác, HTX tại địa phương nhằm tạo đầu ra cho nông sản. Hội Doanh nghiệp SXKD thuốc BVTV Việt Nam cũng kỳ vọng trong thời  gian tới chương trình ngày một phát triển, mở rộng trên phạm vi cả nước.

Chương trình "Cùng nông dân bảo vệ môi trường" khởi đầu từ vụ ĐX 2012-2013. Hơn 7 năm qua chương trình đã thực hiện được những kết quả rất ấn tượng. Cụ thể, đã hình thành được 167 mô hình cùng nông dân bảo vệ môi trường tại các xã xây dựng NTM với sự tham gia trực tiếp của hơn 7.713 hộ nông dân. Trong 7 năm triển khai mô hình đã vận động bà con nông dân thu gom hơn 60.762 bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng ngoài đồng ruộng. Lượng bao bì này được chuyên chở đi tiêu hủy an toàn tại nhà máy xi măng INSEE Việt Nam.

Ông Lê Ngọc Hòa, Trưởng phòng Thương mại, Cty INSEE Việt Nam cho biết: Bao bì thuốc BVTV là những hợp chất hữu cơ khó phân hủy. Cty đã xử lý ở môi trường nhiệt độ rất cao và thân thiện với môi trường. Toàn bộ quy trình được cơ giới hóa, giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc với con người.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết: Mục tiêu giúp bà con nông dân áp dụng các biện pháp KHKT vào SX. Nâng cao nhận thức trong việc thu gom tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV đúng quy định để bảo vệ môi trường.

Chương trình còn hướng dẫn bà con nông dân thực hiện quy trình xúc rửa vỏ chai để bảo đảm không còn dư lượng trong đó. Sau đó, bỏ bao bì vỏ chai vào hố chứa và không được sử dụng vào bao bì vào mục đích khác.

Theo đó, tất cả bao bì sau khi sử dụng đều được thu gom để đưa vào các bể chứa, sau đó đưa đi tiêu hủy. Cục BVTV cũng khuyến khích nông dân sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc BVTV sinh học, đây cũng là chiến lược chung của Bộ NN-PTNT.

Bước sang giai đoạn 2 (2017-2021) chương trình ngày càng lớn mạnh về quy mô và có vai trò to lớn hơn đối với việc bảo vệ hệ sinh thái hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững góp phần nâng cao thương hiệu nông sản Việt.

Khó khăn trong việc thu gom là khá xa từ Ninh Thuận đến Cà Mau đoàn di chuyển khoảng 6.000km. Trọng tải của chiếc xe có khi phải vào những đoạn đường cấm và những cây cầu cấm tải. Đường nông thôn có những chỗ rất khó đi. Tuy nhiên, cùng với sự đồng hành của Cty Insee Việt Nam quy trình thực hiện công tác thu gom rất an toàn.

Ngoài ra, bảo vệ môi trường gắn với xây dựng NTM, chương trình sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai ở ĐBSCL như: Tưới nước tiết kiệm, cơ giới hóa trong cấy lúa và thu hoạch để giảm thất thoát, chôn vùi toàn bộ phân bón thuốc hóa học sâu trước lúc sạ cấy. Sử dụng rơm rạ làm phân bón hữu cơ tại ruộng, khai thác giá trị gia tăng của rơm vụn trong trồng lúa.

Đối với rau quả sẽ hỗ trợ các vùng nguyên liệu đạt chuẩn GAP được cấp mã số vùng trồng, thực hiện tốt tiêu chí về môi trường, phát triển công nghệ sinh thái miệt vườn gắn với đặc sản chủ lực từng địa phương.
 

Hướng đi bền vững

Tập đoàn Lộc Trời là một trong những DN khởi xướng và tham gia rất tích cực chương trình. Ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết:

Một trong những vấn đề tốt nhất để xây dựng nông sản an toàn chính là tiêu chuẩn SRP. Đó là chương trình SX lúa gạo bền vững của Quốc tế do Tổ chức Liên hiệp quốc cùng với IRI chủ trì.

Chương trình đến nay đã chứng minh được rất nhiều hiệu quả mà IPM là một phần trong chương trình này. Tôi hy vọng rằng, đây chính là hướng đi rất tích cực, mở ra hiệu quả cho chúng ta về thương hiệu và ATTP về môi trường, sức khỏe cộng đồng.

07-31-57_1_ong_huynh_vn_thon_-toi_hy_vong_rng_dy_chinh_l_huong_di_rt_tich_cuc
Ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời: Một trong những vấn đề tốt nhất để xây dựng nông sản an toàn chính là tiêu chuẩn SRP.

Từ vụ lúa hè thu 2016, diễn đàn SX lúa gạo bền vững Quốc tế của Liên Hợp Quốc thông qua Tập đoàn Lộc Trời đã triển khai mô hình cánh đồng lớn áp dụng tiêu chuẩn của SRP gắn với chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”. Bảo vệ môi trường tuân thủ các tiêu chí SRP bảo vệ SX nông nghiệp hiệu quả hơn. Quản lý chặt chẽ an toàn chất lượng sản phẩm và nâng cao thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tiêu chuẩn SRP là bộ tiêu chí rất khắt khe. Khi mà SX lúa gạo đạt được tiêu chuẩn SRP thì thị trường Châu Âu và kể cả những thị trường khó tính cũng sẽ chấp nhận.

Tiêu chuẩn SRP là bộ tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới về SX lúa gạo bền vững với nhiều tiêu chí. Cụ thể, quản lý tốt đồng ruộng, sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý, quản lý sâu bệnh, quản lý dinh dưỡng, giảm thất thoát sau thu hoạch. Đồng thời, bộ tiêu chuẩn này nhấn mạnh đến ATTP, an toàn sức khỏe cho người lao động.

Nông dân Nguyễn Ngọc Hạ, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) nói: Tôi thực hiện theo SRP hạn chế xịt thuốc BVTV. Khi xịt thuốc phải mang ủng, mang nón đảm bảo sức khỏe. Hơn nữa, từ vỏ chai SRP khuyến cáo phải thu gom hết để bảo vệ môi trường.

Nông sản Việt được nhận định có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường nâng cao giá trị xuất khẩu. Quan trọng là phải nhanh chóng cải thiện vấn đề ATTP mở rộng quy mô diện tích, sản lượng đạt chuẩn để cung ứng ổn định.

Vì vậy, việc đưa các nội dung BVMT vào ứng dụng trên vùng nguyên liệu là rất cần thiết, góp phần cho nông sản chủ lực tận dụng tốt thời cơ khi thị trường rộng mở.

Với sự quan tâm của Bộ NN-PTNT, các tỉnh thành và sự ủng hộ của cộng đồng, các doanh nghiệp, tin rằng thời gian tới chương trình còn thực hiện nhiều hoạt động có giá trị và ý nghĩa xã hội mang lại cho môi trường ngày càng tươi đẹp.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất