| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chiến giành giật… nhân vật Tây Môn Khánh

Thứ Năm 06/05/2010 , 12:41 (GMT+7)

Ba địa phương của Trung Quốc đều giành là quê hương của Tây Môn Khánh, nhân vật nổi tiếng đồi trụy và thủ đoạn, nhằm thu hút du lịch.

Tây Môn Khánh trong bộ phim truyền hình Trung Quốc “Tân Thủy Hử”

Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã nổ ra không ít tranh luận nảy lửa về quê hương hay mộ đích thực của những nhân vật lừng danh trong lịch sử. Cuộc chiến này giờ đã lan sang cả một hình ảnh hư hỏng, đồi trụy trong văn học Trung Quốc là Tây Môn Khánh.

Năm nay, dư luận nước này đã chứng kiến không ít màn cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương trong nỗ lực chứng minh các nhân vật lừng lẫy trong nhiều lĩnh vực như Lão Tử, Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Lí Bạch hay Triệu Vân thuộc về mình. Nhưng trong khi các cuộc tranh cãi đó còn tiếp diễn, đến lượt một nhân vật như Tây Môn Khánh trở thành tâm điểm chú ý.

Tây Môn Khánh xuất hiện trong hai bộ tiểu thuyết lừng danh là “Thủy Hử”“Kim Bình Mai.” Trong “Kim Bình Mai,” Tây Môn Khánh được mô tả như là một kẻ dùng mọi thủ đoạn để leo cao trong xã hội, một thương gia hoang dâm vô độ và giàu có với đông đảo vợ cùng tỳ thiếp. Không ít chuyên gia nhận định Tây Môn Khánh được xây dựng từ một nhân vật có thật trong lịch sử.

Trong “Thủy Hử,” một “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc, Tây Môn Khánh tư thông với Phan Kim Liên, vợ của anh chàng bán bánh nghèo Võ Đại Lang. Sau đó, Tây Môn Khánh cùng Phan Kim Liên đã âm mưu hại Võ Đại Lang. Em trai nạn nhân là Võ Tòng giết chết Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên để báo thù cho anh rồi lên Lương Sơn Bạc tụ nghĩa.

Theo “Thủy Hử,” Tây Môn Khánh xuất thân từ huyện Dương Cốc thuộc tỉnh Sơn Đông. Nhưng hai địa phương khác đang lên tiếng tranh giành nhân vật này. Đó là Lâm Thanh ở Sơn Đông và quận Huy Châu thuộc thành phố Hoàng Sơn của tỉnh An Huy.

Chính quyền địa phương ba địa điểm trên đã ném không ít tiền để chứng minh Tây Môn Khánh thuộc về mình với mục đích sẽ thu hút được đông đảo du khách.

Huyện Dương Cốc thậm chí đã chi 34,7 triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 5 triệu USD) cho việc xây dựng một khu du lịch “Cảnh Dương Cương,” nơi câu chuyện về Tây Môn Khánh được diễn xuất.

Lí Bạc Xuân, người đứng đầu Viện Phục hưng văn hóa Trung Quốc phản đối kịch liệt việc chính quyền các địa  phương tranh giành một nhân vật bị coi là xấu xa như vậy: “Họ đang hủy hoại văn hóa truyền thống.”

Đường Tế Căn, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu khảo cổ, kết luận rằng những tuyên bố giành giật như vậy chủ yếu có động lực là lợi nhuận cũng như muốn “làm nổi” địa phương mình dựa vào các nhân vật lịch sử.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm