| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 29/08/2019 , 09:15 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 09:15 - 29/08/2019

Đã đến lúc điều chỉnh Luật Thuế thu nhập cá nhân?

Trên nhiều diễn đàn đang xôn xao bàn tán về việc thay đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. 

Ảnh minh họa.

Dù cơ quan thuế chưa có động thái đưa ra dự thảo, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế thẳng thắn đề cập đến sự lạc hậu của Luật thuế thu nhập cá nhân đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Sau hơn 6 năm được thực thi, Luật Thuế thu nhập cá nhân không còn xa lạ trong đời sống dân sinh. Cụ thể, đã có 50 triệu mã số thuế thu nhập cá nhân đã được cấp, và ngân sách thu từ thuế thu nhập cá nhân không ngừng tăng lên hàng năm.

Ai cũng dễ dàng định nghĩa, nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Thế nhưng, đối với thuế thu nhập cá nhân, ngoài yếu tố pháp lý còn phải cân nhắc yếu tố phát triển chung.

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi chỉ số giá tiêu dùng - CPI biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thì phải điều chỉnh. Nếu so sánh hai thời điểm, cuối tháng 8/2019 với đầu tháng 7/2013, thì CPI đã tăng hơn 20%. Mặt khác, lương tối thiểu vùng cũng đã phải tăng gần 80% và thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 32%. Nếu vẫn giữ nguyên mức giảm trừ gia cảnh đang áp dụng thì không thể nào che giấu sự bất hợp lý.

Liệu năm 2020 cần điều chỉnh Luật Thuế thu nhập cá nhân hay chưa? Các chuyên gia kinh tế đều khẳng định đó là việc tất yếu, và Chính phủ cần đề xuất Quốc hội ban hành những khoản thuế phù hợp hơn, nhất là mức giảm trừ gia cảnh.

GS.TS Trần Ngọc Thơ cho rằng: “Tăng mức giảm trừ gia cảnh, thu từ thuế thu nhập cá nhân nếu giảm cũng chỉ giảm trong ngắn hạn; còn về dài hạn, việc giảm nguồn thu đó sẽ nằm trong túi người dân khiến họ tăng chi tiêu. Chi tiêu tạo ra tăng trưởng GDP, mang lại lợi ích có thể gấp nhiều lần số nguồn thu sụt giảm. Đừng vì lợi ích thu ngân sách nhất thời mà phải nghĩ tác động lan tỏa dài hạn của chính sách!”.

Hiện nay, Luật Thuế thu nhập cá nhân đã phơi bày nhiều bất cập. Đối với người có thu nhập từ tiền công và tiền lương, thì mức khởi điểm chịu thuế là 9 triệu đồng và mức giảm trừ gia cảnh cho mỗi trường hợp phụ thuộc là 3,6 triệu đồng.

Ở ngưỡng thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân, thì người lao động vẫn đảm bảo cái ăn, cái mặc nhưng không thể đầu tư cho những hoạt động khác nhằm nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân. Nếu từng công dân chỉ biết quanh quẩn cơm canh thường ngày, thì rõ ràng chất lượng sống của cộng đồng rất thấp.

Giá giá cả thị trường ngày càng đắt đỏ ở các đô thị, với mức 9 triệu đồng thì không đủ cho người lao động tiếp cận các dịch vụ giải trí hoặc thể thao để cân bằng tâm lý và sức khỏe sau giờ làm việc. Đồng thời, với mức giảm trừ gia cảnh 3,6 triệu đồng cho mỗi trường hợp, thì trẻ em hoặc người già cũng không có cơ hội vui chơi hoặc đi lại thăm viếng thân nhân.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm