| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 04/07/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 04/07/2017

Đã đến lúc xác định được Grab, Uber kinh doanh gì?

Sau 17 tháng hoạt động thí điểm tại Hà Nội và TP.HCM, loại hình xe ứng dụng hợp đồng điện tử đã tăng lên đến gần 40.000 xe, cao gấp rưỡi số lượng xe taxi Việt Nam có trong suốt 30 năm qua.

Ngày 19/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Bộ GT-VT triển khai thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (Công văn số 1850/TTg-KTN). Bộ GT-VT đã ban hành quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016, cho phép các đơn vị có đề án cụ thể được tham gia thí điểm - bản chất của việc thí điểm là cho phép sử dụng hợp đồng điện tử thay cho hợp đồng bằng văn bản. Các cơ quan quản lý nhà nước hiện đang thí điểm, coi loại hình kinh doanh, mô hình hoạt động của Grab, Uber là vận tải hành khách theo “hợp đồng điện tử”.

Hôm 28/6, đại diện Uber nói: “Chúng tôi không phải doanh nghiệp vận tải. Chúng tôi là công ty công nghệ nên được phép cung cấp công nghệ ngoài biên giới. Chúng tôi nộp thuế đầy đủ, theo quy định”.

Đại diện Grab Việt Nam cũng nói: "Chúng tôi tự tin đóng thuế đầy đủ, luôn có các công văn phản hồi cơ quan chức năng và không làm sai quy định gì”.

Ngược lại, các doanh nghiệp taxi truyền thống thì cho rằng Grab, Uber cũng tuyển dụng lái xe, quy định giá cước vận tải, thu tiền khách hàng, tổ chức khuyến mãi, có gọi xe, sử dụng đồng hồ tính tiền, có hóa đơn... Phải coi Uber là “taxi công nghệ", việc sử dụng thuật ngữ "hợp đồng điện tử" như hiện nay là lách luật, vì hình thức hoạt động, mô hình kinh doanh không khác gì taxi truyền thống. 

Trách nhiệm phân định đúng sai, là của ngành giao thông, của ngành thuế: Uber và Grab là doanh nghiệp vận tải taxi hay dịch vụ công nghệ? Hiện số lượng xe “hợp đồng điện tử” tăng nhanh làm các cơ quan quản lý không quản lý được, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Còn là sự bình đẳng trong kinh doanh nữa. Cùng bản chất của loại hình kinh doanh vận tải hành khách, nhưng hiện mức thuế với Uber chỉ là 3% thuế giá trị gia tăng và 2% với thuế thu nhập doanh nghiệp, thấp rất nhiều so với taxi truyền thống. Taxi truyền thống thì bị “trói” bởi các quy định trong đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải, khi phải có số lượng xe quy định, logo thương hiệu hãng, bảng giá cước... thì xe chạy Uber, Grab không bị áp những quy định trên.

Năm 2016, cơ quan chức năng cuối cùng cũng chốt phương pháp thu thuế với Uber và theo con số được một vị đại diện Tổng cục Thuế cho biết, Uber đã nộp số thuế khoảng vài chục tỷ đồng. Số tiền thuế đó ít hay nhiều không quan trọng bằng việc số thuế đó là đúng chưa? Sự bất bình đẳng trong hoạt động giữa taxi truyền thống và Uber, Grab phần lớn do sự lỗi thời của cơ chế và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước thì phải sớm sửa đổi.

Đã có 17 tháng hoạt động thí điểm tại Hà Nội và TP.HCM, đối với loại hình xe ứng dụng hợp đồng điện tử, thời gian đó chắc đủ dài để các cơ quan Nhà nước nghiên cứu, xác định tính pháp lý đối với hoạt động của Grab, Uber là gì? Phải kết luận ngay đi thôi, vì 17 tháng cũng là quá đủ cho các doanh nghiệp taxi truyền thống thua lỗ, hoặc bị phá sản bởi phương pháp quản lý quá cũ, gây nên sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp khi mà hình thức hoạt động, mô hình kinh doanh là tương đương.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm