| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 16/11/2017 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 16/11/2017

Đã nghèo còn lãng phí khủng khiếp!

Tỉnh Gia Lai có 313 công trình nước sạch nông thôn tập trung, trong đó có 85 công trình không hoạt động, còn 41 công trình hoạt động kém hiệu quả. Còn tỉnh Kon Tum...

Còn tỉnh Kon Tum có 360 công trình nước sạch, thì 81 công trình không hoạt động, và 59 công trình kém hiệu quả.

Thật là một sự lãng phí khủng khiếp. Gia Lai và Kon Tum đều là hai tỉnh nghèo, thu ngân sách hàng năm được bao nhiêu mà lãng phí chừng ấy! Nếu cứ tính bình quân mỗi công trình là 2 tỷ đồng, thì mỗi tỉnh đã vứt đi gần 200 tỷ. Đó là chưa kể chẵn 100 công trình hoạt động phập phù, tậm tịt, nước lúc có lúc không.

Vào mùa khô, mỗi giọt nước ở Tây Nguyên đều quý như một giọt vàng. Người dân phải đào giếng hay khoan giếng sâu hàng trăm mét vẫn không thấy nước. Hàng ngàn ha cây công nghiệp chết vì khô héo. Những công trình cấp nước sạch được xây dựng là không biết bao nhiêu niềm hy vọng của người dân được thắp lên. Thế mà...

Lý giải cho sự lãng phí này, Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai nói rằng các công trình hỏng nhiều là do xây dựng lâu năm nên xuống cấp, nguồn nước không có do hạn hán, rừng bị phá nhiều, ý thức sử dụng nước của người dân kém...

Thật là một “bài ca đổ lỗi” cực kỳ hoàn hảo, như những “bài ca đổ lỗi” khác, vẫn được cất lên mỗi khi có sự lãng phí. “Công trình hỏng nhiều là do xây dựng lâu năm nên xuống cấp” ư? Nếu công trình xây dựng xong mà hoạt động có hiệu quả, thì làm sao xuống cấp được? Chỉ có công trình làm xong không hoạt động, bỏ hoang, thì mới xuống cấp chứ? Nguồn nước không có? Thế thì công tác khảo sát, lập dự án thế nào mà đến nỗi công trình làm xong lại không có nước? Rừng bị phá nhiều thì gõ đầu ai ? Còn “ý thức sử dụng" nước của người dân kém? Công trình nước sạch làm xong không có nước, thì dù ý thức sử dụng nước của người dân có tốt đến đâu cũng vô ích.

Nếu mỗi tỉnh chỉ có một vài công trình không hoạt động, hoặc một vài công trình hoạt động không hiệu quả, thì nói như trên còn nghe được. Đằng này là mỗi tỉnh có ngót 100 công trình. Thế thì không một sự thanh minh hay đổ lỗi nào có thể che lấp được trách nhiệm của những người có trách nhiệm.

Thế mà điều kỳ lạ là cho đến nay, không có bất cứ một ai bị xem xét trách nhiệm trong việc lãng phí khủng khiếp đó.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm