| Hotline: 0983.970.780

Đại biểu Quốc hội tranh luận về biện pháp giảm thuế xăng dầu

Thứ Tư 08/06/2022 , 13:19 (GMT+7)

Các Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đưa ra một số quan điểm về giảm thuế xăng dầu trong phiên chất vấn sáng 8/6.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 8/6.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 8/6.

Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đề nghị Bộ trưởng nêu rõ quan điểm của Bộ Tài chính về các ý kiến đề nghị cần tiếp tục có các biện pháp giảm các khoản thuế xăng dầu để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trong thời gian này.

Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng cho biết so với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia thì giá xăng dầu của Việt Nam vẫn cao hơn.

Trước tình trạng giá xăng dầu Việt Nam lên cao, vấn đề đặt ra là có giảm thuế hay không thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giảm một phần thuế bảo vệ môi trường để giảm giá xăng dầu. Thời gian tới, Bộ tiếp tục nghiên cứu và tham mưu trình phương án giảm thuế.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng bên cạnh giảm thuế nhưng cũng cần thực hiện đồng bộ các chính sách bởi nếu giảm thuế để giảm giá nhưng vẫn để xảy ra buôn lậu thì không hiệu quả.

"Mặt khác giá không chỉ phụ thuộc thuế mà còn quan hệ cung cầu và đồng thời cần đẩy mạnh sản xuất trong nước", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia sẻ thêm.

Bày tỏ quan điểm về phương án giảm thuế, Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) lại cho rằng, kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nên nếu can thiệp quá nhiều thì nó không vận hành phù hợp với giá thị trường.

"Hãy để giá tăng - giảm theo hướng tự nhiên theo thế giới. Còn nếu chúng ta can thiệp thì chỉ can thiệp phần nào. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Nếu giá như thế này thì sẽ ảnh hưởng xuất khẩu", ông Hoàng Văn Thân nói.

Trao đổi lại với Đại biểu Nguyễn Văn Thân, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, mặt hàng xăng dầu là mặt hàng bình ổn giá, do Nhà nước bình ổn, do vậy đến một lúc nào đó, Nhà nước phải can thiệp vào để giảm giá xăng dầu.

"Giảm được giá xăng dầu có rất nhiều lợi ích: giảm giá thành sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy sức cạnh tranh, thúc đẩy vấn đề giải quyết được lao động và từ đó sẽ có tích lũy cho cho nền kinh tế", Bộ trưởng Tài chính phân tích.

Bên cạnh đó, nếu giảm thuế xăng dầu, Bộ Tài chính có thể thu được thuế thông qua tăng giá trị gia tăng của nền kinh tế VAT, thu nhập doanh nghiệp và các mặt hàng khác. Do đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng đây cũng là một giải pháp.

Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định giảm đến mức nào thì phải đánh giá tác động và xin tiếp thu ý kiến của đại biểu.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.