| Hotline: 0983.970.780

Đại dịch Covid-19 đẩy nhiều gia đình rơi cảnh nghèo đói

Thứ Sáu 24/09/2021 , 11:18 (GMT+7)

Việt Nam đã đạt những tiến bộ lớn trong giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực nhưng cộng đồng nông nghiệp - nông thôn vẫn là những người nghèo, dễ bị tổn thương nhất.

Chỉ 30% trẻ em ở các vùng nông thôn và miền núi và 23% trẻ em ở Tây Nguyên có chế độ ăn đúng và đủ.

Chỉ 30% trẻ em ở các vùng nông thôn và miền núi và 23% trẻ em ở Tây Nguyên có chế độ ăn đúng và đủ.

Chưa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ em

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc UNICEF, tại Việt Nam, hơn 50% trẻ sơ sinh được cho ăn bổ sung quá sớm, cụ thể là trước 6 tháng tuổi. Hơn 1/3 trẻ em từ 6-23 tháng tuổi không được ăn đủ số bữa ăn tối thiểu trong một ngày, 18% trong số trẻ em này không được ăn các thức ăn đa dạng từ các nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Hơn 1/5 tổng số trẻ em không được ăn đủ lượng vitamin A cần thiết cho việc tăng trưởng và xây dựng hệ miễn dịch chống lại bệnh tật (trứng, rau cam, rau lá xanh) và 14% không được ăn các thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Những trẻ em nghèo và những trẻ em sống ở vùng sâu vùng xa có ít có khả năng được ăn bổ sung đầy đủ nhất.

Theo báo cáo Tổng Điều tra Dinh dưỡng Quốc gia năm 2019, chỉ khoảng 42% trẻ em từ 6-23 tháng tuổi ở Việt Nam có chế độ ăn đúng và đủ. Tuy nhiên, con số này ở các vùng nông thôn và miền núi chỉ đạt gần 30% và ở Tây Nguyên là 23%.

Theo bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã tác động đến nhiều gia đình tại Việt Nam rơi vào cảnh nghèo đói, gây khó khăn trong việc đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cũng như chất lượng của thực phẩm trong việc cung cấp đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển thể chất và nhận thức của trẻ. Những nỗ lực nhằm giúp hàng triệu trẻ em khó khăn tiếp cận được các dịch vụ dinh dưỡng thiết yếu đã bị gián đoạn.

Những trẻ em nghèo và những trẻ em sống ở vùng sâu vùng xa có ít có khả năng được ăn bổ sung đầy đủ nhất.

Những trẻ em nghèo và những trẻ em sống ở vùng sâu vùng xa có ít có khả năng được ăn bổ sung đầy đủ nhất.

Theo đó, để mọi trẻ em có một chế độ ăn uống dinh dưỡng, an toàn với chi phí phải chăng, UNICEF đã kêu gọi các Chính phủ, các nhà tài trợ, tổ chức xã hội dân sự và tổ chức phát triển cùng chung tay chuyển đổi hệ thống lương thực, y tế và bảo trợ xã hội bằng cách thực hiện 3 giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, đa dạng hóa và điều chỉnh giá một cách hợp lý đối với các loại thực phẩm dinh dưỡng như trái cây, rau củ, trứng, thịt cá và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng… thông qua việc khuyến khích hoạt động sản xuất, phân phối và bán lẻ các mặt hàng này.

Thứ hai, áp dụng những tiêu chuẩn cũng như quy định quốc gia để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi các loại đồ uống và thực phẩm chế biến và siêu chế biến không lành mạnh.

Thứ ba, gia tăng nhu cầu về lương thực thực phẩm dinh dưỡng và an toàn thông qua việc phổ biến những thông tin dễ hiểu, mạch lạc và đầy đủ trên nhiều kênh truyền thông để từ đó tiếp cận được các bậc phụ huynh và trẻ em.

“Trẻ em không thể sống hoặc phát triển chỉ bằng calo. Chỉ bằng cách chung tay cùng các Chính phủ, khối tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự, đối tác phát triển và nhân đạo và các gia đình, chúng ta mới có thể chuyển đổi hệ thống lương thực và mang tới chế độ ăn uống bổ dưỡng, an toàn với chi phí phải chăng cho mọi trẻ em. Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống Lương thực của Liên Hợp Quốc năm 2021 là cơ hội quan trọng để tạo tiền đề cho các hệ thống lương thực toàn cầu đáp ứng nhu cầu của tất cả trẻ em”, bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF.

Việt Nam sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực

Cho đến nay, mặc dù Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn trong việc giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển kinh tế - xã hội trong khoảng 30 năm trở lại đây, tuy nhiên cộng đồng nông nghiệp - nông thôn vẫn tiếp tục nằm trong nhóm những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu, dịch bệnh mới nổi và các biến động thị trường.

Ngành nông nghiệp và thực phẩm, đến nay vẫn là nguồn sinh kế quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam và rất cần tiếp tục các nỗ lực giảm nghèo và giải quyết những thách thức ngày càng lớn đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Mặc dù sản xuất dư thừa lương thực nhưng các thách thức về suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn cao ở một số vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại dịch Covid-19 đã và đang đang gây thiệt hại nặng nề về sức khỏe, kinh tế, an sinh xã hội ở quy mô toàn cầu, việc đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và giảm đói nghèo ở các quốc gia vẫn đang gặp nhiều khó khăn thách thức.

Tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm hơn và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt đang là những thách thức lớn để đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam nói riêng và cho 7,9 tỷ dân trên toàn thế giới nói chung.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam xác định ưu tiên phát triển nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại, công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái. Ảnh: Tùng Đinh.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam xác định ưu tiên phát triển nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại, công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 23/9, nhận lời mời của Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Borge Brende, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về phát triển bền vững và có phát biểu chính tại Phiên họp "Thúc đẩy lộ trình lương thực với vai trò dẫn dắt của các quốc gia".

Hội nghị Thượng đỉnh về phát triển bền vững được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh về Lương thực thực phẩm năm 2021 của Liên Hợp quốc.

Trong phát biểu đề dẫn phiên họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu đang làm suy yếu hệ thống lương thực toàn cầu, các quốc gia cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy chuyển đổi bền vững, nâng cao khả năng thích ứng của hệ thống lương thực quốc gia trong điều kiện "bình thường mới".

Phát triển nông nghiệp bền vững và bảo đảm an ninh lương thực luôn là trụ đỡ quan trọng trong mỗi giai đoạn phát triển của Việt Nam. Với quan điểm đó, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ, trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, Việt Nam xác định ưu tiên phát triển nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại, công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, ít phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chính phủ Việt Nam coi trọng và cam kết thực hiện chuyển đổi, phát triển hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững. Theo đó, nhằm thúc đẩy lộ trình lương thực với vai trò dẫn dắt của các quốc gia, Phó Thủ tướng cho rằng cần phải duy trì sự ổn định, thông suốt của các chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, hạn chế các rào cản không cần thiết đối với sản xuất và xuất khẩu, tăng cường kết nối chuỗi giá trị, thúc đẩy thương mại điện tử, cải tiến hệ thống truy xuất nguồn gốc, hậu cần, vận tải, kiểm soát chất lượng.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh mong muốn phối hợp với các bên trong hợp tác xuất khẩu nông - thủy sản, đưa Việt Nam trở thành giao điểm trong kết nối các chuỗi nông sản khu vực và thế giới.

Việt Nam sẵn sàng trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực của Châu Á.

Việt Nam sẵn sàng trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực của Châu Á.

Tiếp đến cần tập trung xanh hóa và số hóa ngành nông nghiệp. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam sẵn sàng trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực của Châu Á và sẽ tiếp tục chủ động tham gia vào các sáng kiến về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống lương thực thực phẩm của Liên Hợp quốc năm 2021 là một sự kiện được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, lãnh đạo các quốc gia tham dự nhằm giúp định hướng cho hệ thống lương thực thực phẩm và thúc đẩy hành động tập thể để đạt được 17 Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Để chuẩn bị cho việc tham gia Đối thoại thượng đỉnh Hệ thống lương thực thực phẩm năm 2021, Việt Nam đã tổ chức các cuộc đối thoại quốc gia với mục tiêu chung: Thông qua đối thoại cởi mở với các bên liên quan, xác định những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội quan trọng nhất trong Hệ thống Thực phẩm của Việt Nam, nhằm đạt được các mục tiêu Không còn nạn đói và Xóa nghèo vào năm 2030 trong số 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự 2030.

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Số hóa thị trường nông sản thông qua phần mềm AgriDataGo

AgriDatatGo là phần mềm giúp bà con nhanh chóng tiếp cận với thị trường mà sản phẩm hướng tới, cũng như cách thức để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường đó.

Khỉ hoang phá hoại cây trồng ở Bình Sơn

Quảng Ngãi Người dân huyện Bình Sơn lo lắng vì nhiều tuần qua, đàn khỉ hoang liên tục xuất hiện tàn phá cây trồng...