| Hotline: 0983.970.780

Dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ quan trọng thế nào?

Thứ Bảy 15/05/2021 , 08:58 (GMT+7)

Dinh dưỡng kém trong giai đoạn bào thai đến những năm đầu đời có thể gây bệnh tiểu đường, suy thận, béo phì, ảnh hưởng chiều cao, trí tuệ... sau này.

1.000 ngày đầu đời gồm giai đoạn bào thai và lúc em bé chào đời đến khoảng hai tuổi.

1.000 ngày đầu đời gồm giai đoạn bào thai và lúc em bé chào đời đến khoảng hai tuổi.

Hội thảo khoa học dinh dưỡng cho tiêu hóa và hấp thu ở trẻ nhỏ, ngày 25/4, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn lập trình về sức khỏe em bé và ảnh hưởng rất nhiều về sau. "Sai lầm về dinh dưỡng trong giai đoạn này có thể dẫn tới những hậu quả không thể khắc phục được", bác sĩ Hậu nói.

Theo bác sĩ Hậu, 1.000 ngày đầu đời gồm giai đoạn bào thai và lúc em bé chào đời đến khoảng hai tuổi. Các nghiên cứu cho thấy nếu chăm sóc dinh dưỡng tốt, em bé đạt được khả năng chống chọi bệnh tật tốt gấp 10 lần, phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ, có chỉ số IQ cao hơn, khi trưởng thành có thu nhập nhiều hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây...

Bản thân sức khỏe người mẹ từ trước khi mang thai cũng ảnh hưởng việc phát triển sau này của em bé. Người mẹ stress nặng từ trước mang thai, nhiều khả năng sinh ra em bé có sức khoẻ tinh thần không tốt, tỷ lệ tự kỷ, rối loạn tinh thần cao hơn. "Sức khỏe của người mẹ rất quan trọng, từ khi còn là bé gái nhỏ, vị thành niên cho đến giai đoạn chuẩn bị mang thai", bác sĩ Hậu chia sẻ.

Các chuyên gia về dinh dưỡng tại Hội thảo khoa học dinh dưỡng cho tiêu hóa và hấp thu ở trẻ nhỏ.

Các chuyên gia về dinh dưỡng tại Hội thảo khoa học dinh dưỡng cho tiêu hóa và hấp thu ở trẻ nhỏ.

Thời kỳ mang thai chia làm ba tam cá nguyệt. Trong hai tam ca nguyệt đầu, tế bào đang biệt hóa nên những tổn thương xảy ra dễ gây dị dạng ở các cơ quan em bé. Những dị dạng nặng trong tam cá nguyệt đầu tiên dễ gây sảy thai, dị dạng nhẹ hơn thì để lại hậu quả ở cấu trúc các cơ quan.

Đến tam cá nguyệt thứ ba, tế bào tiếp tục biệt hóa, các cơ quan của em bé trưởng thành về chức năng. Chế độ dinh dưỡng của người mẹ có thể là mầm mống của những bệnh mạn tính không lây về sau ở trẻ. Chẳng hạn, giai đoạn này tế bào tuỵ tiết ra insulin tiếp tục được biệt hóa, trưởng thành. Nếu nguồn dinh dưỡng không tốt, tế bào tuỵ phát triển không tối đa, em bé có nguy cơ bị tiểu đường.

Với chức năng gan, nếu tế bào gan không được tối ưu hoá hoạt động, sau này nguy cơ rối loạn mỡ máu, béo phì cao. Suy thận cũng có thể bắt nguồn từ giai đoạn bào thai. Những tổn thương, điểm dừng về phát triển tế bào thận ở giai đoạn có thể khiến em bé suy giảm chức năng thận sớm, từ khoảng 30-40 tuổi, gây ảnh hưởng nặng nề sức khoẻ về sau.

Khi trẻ chào đời, công cụ bảo vệ em bé là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo từ sữa mẹ. Sữa mẹ giúp bé phát triển tốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây, thừa cân béo phì, đái tháo đường... sau này, cải thiện những kỹ năng cần thiết, thành công trong học tập, cuộc sống, tăng thu nhập. Sữa mẹ cũng chứa những yếu tố cải thiện tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng, giúp hệ đường ruột ổn định, ảnh hưởng trực tiếp hoạt động của não, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh.

Đến lúc cai sữa, chế độ dinh dưỡng trong thức ăn của bé cũng tác động rất lớn đến sức khoẻ sau này. "Hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột được hình thành từ lúc em bé sinh ra, định hình trong 2-3 năm đầu tiên, sau đó hệ khuẩn ruột tương đối ổn đinh, khó can thiệp so với giai đoạn ban đầu", bác sĩ Hậu phân tích.

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam, hiện nước ta đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng. Hơn 19% trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi, tức cứ 5 trẻ thì một bé thấp còi, cần can thiệp. Gánh nặng về thừa cân béo phì gia tăng gấp đôi sau 10 năm, với khoảng 19% trẻ 5-19 tuổi thừa cân béo phì, cao hơn nhiều quốc gia khác. Thứ ba là gánh nặng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần cho em bé khởi đầu khoẻ mạnh. Chuẩn bị dinh dưỡng tốt nhất trong 1.000 đầu đời, trang bị kỹ năng nuôi con bằng sữa mẹ, cách duy trì sữa mẹ. Nếu thiếu sữa mẹ, cần lựa chọn thực phẩm thay thế phù hợp, với mục tiêu cải thiện về tầm vóc, thể lực, trí tuệ, các chỉ số cảm xúc, giúp hệ tiêu hóa phát triển tốt nhất.

Nhân viên y tế trao trực tiếp phần quà cho phụ huynh và bệnh nhi tại bệnh viện.

Nhân viên y tế trao trực tiếp phần quà cho phụ huynh và bệnh nhi tại bệnh viện.

Cũng tại buổi hội thảo, công ty Pacific Healthcare Việt Nam cũng đã trao tặng 10.000 lon sữa dê DG3 được nhập khẩu nguyên lon từ New Zealand cho 60 bệnh viện và phòng mạch tại hai khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sữa dê DG chứa các chất dinh dưỡng như Taurine, Choline, sắt, Selen AA và axit Alpha, Linolenic, giúp hỗ trợ phát triển trí não.

(Kiến thức gia đình số 19)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.