Hội nghị đặt mục tiêu giải quyết những thách thức của sản xuất lương thực bền vững mà nông dân Đông Nam Á phải đối mặt.
Theo đơn vị tổ chức, AGRITECHNICA ASIA & HORTI ASIA sẽ mang đến cơ hội để cả nhà quản lý, doanh nghiệp và người nông dân hiểu rõ về các xu hướng quốc tế sắp tới trong sản xuất lương thực nhằm cải thiện hệ thống sản xuất cân bằng giữa nhu cầu của nông dân và thị trường.
Giám đốc dự án, bà Kamolchanok Nantaburom, cho hay, hội nghị sẽ mời hơn 50 diễn giả từ Thái Lan và trên toàn thế giới, tập trung thảo luận vào các chủ đề như sản xuất mía, sắn, lúa và ngô hiệu quả và bền vững cũng như canh tác thông minh và chính xác, bảo vệ thực vật, quản lý nước cũng như các lĩnh vực mới như canh tác thẳng đứng và kinh tế sinh học.
“Đại dịch Covid-19 đã thay đổi cách chúng ta sống và làm việc cũng như những kỳ vọng của chúng ta về tương lai. Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc năm 2021 trong khuôn khổ 'Thập kỷ hành động' đang đánh thức thế giới về thực tế rằng chúng ta phải cùng nhau tạo ra tương lai của hệ thống lương thực và nông nghiệp để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững năm 2030 của Liên hợp quốc.
Các chính phủ không thể một mình thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững, toàn diện và linh hoạt hơn đối với thực phẩm và nông nghiệp. Chúng ta cần sự hợp tác và quan hệ đối tác của tất cả các bên liên quan.
Trong bối cảnh đó, AGRITECHNICA ASIA & HORTI ASIA là nơi mà các kiến thức và sáng tạo quốc tế có thể đưa ra các giải pháp kỹ thuật cho nông dân và doanh nghiệp địa phương”, Tiến sĩ Vanida Khumnirdpetch, Cục trưởng Cục Nông nghiệp đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan nhấn mạnh.