| Hotline: 0983.970.780

Đại học Lâm nghiệp cần đưa nhiều thành tựu, nghiên cứu mới vào sản xuất

Thứ Năm 14/11/2019 , 14:37 (GMT+7)

Sáng 14/11 tại Hà Nội, Trường Đại học Lâm nghiệp long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 thành lập với sự tham dự của hàng nghìn quan khách, đại biểu.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.

Chia sẻ với tập thể các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh của Nhà trường, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, mặc dù phát triển sau những ngành kinh tế khác, nhưng đến nay lâm nghiệp đã vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của đất nước với các thiết chế hạ tầng, hệ thống toàn diện đầy đủ từ giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu đến chuyển giao, sản xuất, thương mại.

Năm 2019, ngành lâm nghiệp phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 11 tỷ USD, sản lượng gỗ nguyên liệu sản xuất trong nước đã đáp ứng được trên 80% nhu cầu của hàng nghìn doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu... Có được thành quả này là sự cố gắng lớn của các cấp, các ngành, trong đó theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường có một phần công sức lớn của những đơn vị đào tạo, nghiên cứu như Nhà trường. Bằng chứng là Trường Đại học Lâm nghiệp đã đào tạo trên 45.000 kỹ sư, cử nhân, trên 300 tiến sỹ, trên 3.000 thạc sỹ.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, Đại học Lâm nghiệp là cơ sở đào tạo quy mô thuộc tốp đầu của cả nước trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó, Đại học Lâm nghiệp còn rất mạnh trong công tác nghiên cứu, hợp tác quốc tế với những thành tựu, kết quả khang trang trên tinh thần tự thân tự lực trong 55 qua.

"Nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp, thay mặt lãnh đạo Bộ NN-PTNT xin được biểu dương tập thể, lãnh đạo Nhà trường với những đóng góp to lớn vào ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đề nghị Nhà trường không chủ quan bởi thách thức còn rất lớn, biến đổi khí hậu cho thấy hậu quả ngày một nặng nề nên tương lai rừng vẫn luôn là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững của đất nước.

Bên cạnh gỗ, hiện còn lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ chưa được khai thác đúng tiềm năng, nhiều nơi người dân gắn bó với rừng còn khó khăn. Do đó, thời gian tới Bộ NN-PTNT đề nghị Đại học Lâm nghiệp phải liên tục đổi mới, củng cố phát triển lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, hợp tác, phối hợp chặt chẽ với Bộ, với các địa phương và doanh nghiệp nhằm đưa được nhiều hơn nữa những thành tựu, nghiên cứu mới đưa vào sản xuất”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu.

Trường Đại học Lâm nghiệp nhận cờ thi đua của Chính phủ.

NGND.GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp trong diễn văn kỷ niệm cho biết, Đại học Lâm nghiệp được thành lập ngày 19/8/1964 và đóng tại tỉnh Quảng Ninh đến năm 1984, từ năm 1984 đến nay Trường được chuyển về thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, Đại học Lâm nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, xây dựng và phát triển về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được Bộ NN-PTNT và Bộ Giáo dục - Đào tạo giao phó.

Hiện tại, Trường Đại học Lâm nghiệp sở hữu quy mô 50ha đất công sở, 170ha rừng với trên 400 loài cây quý từ mọi miền tổ quốc. Bên cạnh đó, với trên 400ha tại phân hiệu Đồng Nai, Tây Nguyên, Trường Đại học Lâm nghiệp đã đáp ứng tốt tiêu chuẩn quốc tế đối với một trường đại học về diện tích và tầm nhìn phát triển.

Cũng nhân dịp này, Nhà nước, Chính phủ trao tặng Trường Đại học Lâm nghiệp Cờ thi đua và Bộ NN-PTNT tặng nhiều Huân chương, huy chương, Bằng khen cho tập thể, cá nhân xuất sắc.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Sơn La duy trì 12 đơn vị cấp huyện sau sắp xếp

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Sơn La giảm được 4 đơn vị cấp xã...

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.